Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 10/05/2023 - 17:24
(Thanh tra) - Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm tỉnh, TP.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Ngày 10/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Sau phiên họp, Ban Nội chính Trung ương đã thông tin về những nội dung chủ yếu được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thảo luận, cho ý kiến.
Báo cáo cho thấy, từ sau phiên họp thứ 23 (tháng 01/2023) đến nay, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.
Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né trách nhiệm của cán bộ
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Các cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng được yêu cầu chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
“Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này”, Ban Nội chính Trung ương cho biết nhận định của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu chỉ đạo kiểm tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều sơ hở, bất cập để tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không để cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong ban hành chính sách, pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng cũng phải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm tỉnh, TP.
Trong đó, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 5 vụ án trong quý II này.
Đó là: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận;
Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1);
Vụ án “Đưa hối lộ; bhận hối lộ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; môi giới hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan;
Vụ án “Buôn lậu; vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang;
Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương cũng yêu cầu, khẩn trương kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được yêu cầu chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; xử lý nghiêm, có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”.
Đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực giao địa phương chỉ đạo xử lý và các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Kỷ luật 1 nguyên Ủy viên Trung ương và 2 sỹ quan cấp tướng
Nhìn lại từ sau phiên họp thứ 23 (tháng 1/2023) đến nay, theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ/2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án/864 bị can về tội tham nhũng, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 4 vụ án/24 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 11 vụ án; kết thúc điều tra 3 vụ án/88 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án/153 bị can, xét xử sơ thẩm 6 vụ án/51 bị cáo.
Nổi bật, các cơ quan đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.
Điển hình, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm một số địa phương; vụ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ Công ty Việt Á, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, công ty AIC.
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 100 tổ chức Đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 12 tổ chức Đảng, 26 cán bộ cấp giám đốc sở và tương đương trở lên
1 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 3 chủ tịch, nguyên chủ tịch UBND cấp tỉnh, 2 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang đã bị xử lý kỷ luật, theo Ban Nội chính Trung ương.
Các cơ quan chức năng qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 137 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 232 tập thể và 1.146 cá nhân.
Không chỉ thế, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được chú trọng, tăng cường. Từ đầu năm đến nay, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều trường hợp vi phạm trong lực lượng này. Điển hình: Khởi tố, điều tra 2 thiếu tướng đã nghỉ hưu trong lực lượng vũ trang; 2 cán bộ TAND và 1 cán bộ viện KSND...
Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh từng bước đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở có nhiều chuyển biến rõ rệt, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
Nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ là phó chủ tịch UBND tỉnh, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, giám đốc, phó giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp quận, huyện như: Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý