Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thường trực Ban Bí thư: Kiểm tra, làm rõ sai phạm của đảng viên liên quan vụ FLC, Vạn Thịnh Phát, AIC

Hương Giang

Thứ ba, 10/01/2023 - 23:03

(Thanh tra) - “Cán bộ kiểm tra phải là hiện thân của kỷ luật Đảng nghiêm minh, của tinh thần nhân văn của một Đảng là đạo đức, là văn minh”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh và yêu cầu trong năm 2023, phải tập trung kiểm tra, làm rõ sai phạm của các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC..

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu phải tập trung kiểm tra, làm rõ sai phạm của các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC... Ảnh: Đ.X

Ngày 10/1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Còn tình trạng kiểm tra, giám sát nể nang, né tránh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà các cấp uỷ, tổ chức Đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp đã đạt được trong năm 2022.

Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.

Theo ông, một số cấp ủy, tổ chức Đảng người đứng đầu cấp ủy chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, chậm ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

“Ủy ban kiểm tra các cấp cũng chưa mạnh dạn trong công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy về công tác kiểm tra, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc ở địa phương, đơn vị”, Thường trực Ban Bí thư nói.

Cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều địa phương, đơn vị nhất là cấp huyện, cấp cơ sở chuyển biến chưa mạnh; vẫn còn tình trạng kiểm tra, giám sát mang tính hình thức, chưa quyết liệt còn nể nang, né tránh, đùn đẩy, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên.

Công tác giám sát thường xuyên chưa kịp thời, còn bị động, chưa có quy trình giám sát thường xuyên, còn hẹp về phạm vi, đối tượng kết quả chưa thực chất...

Giám sát mở rộng, kiểm tra trọng tâm, xử lý nghiêm minh

Nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tình hình vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn và ngày càng tinh vi hơn, khó phát hiện… Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh một số nhiệm vụ trong tâm cần được quan tâm thực hiện.

Theo đó, cấp ủy, tổ chức Đảng nhất là người đứng đầu phải nhận thức đúng đầy đủ về vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, tổ chức. Xác định công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng là một phương thức lãnh đạo quan trọng.

“Bài học trong hai nhiệm kỳ qua cho thấy, ở đâu người đứng đầu quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, định hướng cho công tác kiểm tra thì ở đó công tác kiểm tra, giám sát chuyển biến mạnh; khuyết điểm, vi phạm ít đi”, ông Thưởng nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Đ.X

Cấp ủy, tổ chức Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn cấp ủy, tổ chức Đảng và ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát phải khả thi, thực chất phù hợp với điều kiện tình hình của địa phương, đơn vị.

Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, phải tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng” để kịp thời nhắc nhở, cảnh báo phòng ngừa xảy ra vi phạm từ sớm không để khuyết điểm, vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn kéo dài, lan rộng dẫn đến vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước; kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm; xử lý kỷ luật phải nghiêm minh, kịp thời, “không có vùng cấm không có ngoại lệ”.

Nhiệm vụ nữa là ủy ban kiểm tra các cấp nghiêm túc, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh giao.

“Đặc biệt, phải tập trung kiểm tra, làm rõ sai phạm của các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC...”, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu.

Cán bộ kiểm tra phải là hiện thân của kỷ luật Đảng nghiêm minh

Ủy ban kiểm tra các cấp cũng phải chủ động tham mưu cho cấp ủy, tổ chức Đảng tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là việc cụ thể hóa, thể chế hóa thành luật pháp, chính sách, để chủ trương, đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống.

Tiếp tục tham mưu xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát để tăng cường kiểm soát chặt chẽ, ràng buộc bằng trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực của người người có chức vụ, quyền hạn. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực…

Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kiểm tra Đảng, theo Thường trực Ban Bí thư, điều kiện tiên quyết là phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, trung thành, trung thực, khiêm tốn, có năng lực, thật sự liêm chính, trong sạch.

Ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Đ.X

“Cán bộ kiểm tra phải là hiện thân của kỷ luật Đảng nghiêm minh, của tinh thần nhân văn của một Đảng là đạo đức, là văn minh”, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Ông yêu cầu, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp làm công tác kiểm tra của Đảng; đồng thời chú trọng luân chuyển cán bộ trong hệ thống ngành Kiểm tra Đảng các cấp, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra.

“Phải hết sức coi trọng việc kiểm soát quyền lực trong công tác kiểm tra, bảo đảm mỗi quyết định của ủy ban kiểm tra luôn khách quan, chính xác, có lý, có tình, là quyết định của lẽ phải, của trách nhiệm và tình đồng chí, của “công lý” trong Đảng”, ông Võ Văn Thưởng nêu rõ.

Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trân trọng cảm ơn, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Ông Trần Cẩm Tú đề nghị, các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung thực hiện toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp uỷ giao.

Trọng tâm là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; kịp thời phát hiện, kiểm tra, kiên quyết xử lý đối với tổ chức Đảng, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và những vụ, việc bức xúc trong xã hội; những vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm