Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công ty Hòa Bình mời đóng góp ý kiến cho Đề án Xây dựng "Hệ thống TTTM, outlet V+ miễn phí mặt bằng

Thứ tư, 01/09/2021 - 15:24

(Thanh tra)- Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty Thương binh nặng Hòa Bình vừa gửi thư mời đến nhân sỹ, trí thức, chuyên gia kinh tế và nhân dân cả nước góp ý, phản biện cho đề án có một không hai này!

Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình

Ông Nguyễn Hữu Đường là người đã dành nhiều năm tâm huyết nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm thương mại (TTTM) miễn phí mặt bằng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo sự đột phá về du lịch, giải quyết việc làm. Dưới đây là toàn văn thư mời của ông:

Kính gửi: Nhân sỹ, trí thức, chuyên gia kinh tế và nhân dân cả nước

Việt Nam là một dân tộc anh hùng, bất khuất. Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, giàu lòng tự tôn dân tộc. Mọi người dân trên đất nước ta đều mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc bằng chính sức lao động của mình. Thế nhưng, hiện nay sản phẩm do người dân và doanh nghiệp trong nước sản xuất ra còn ít nơi tiêu thụ, nhiều người dân không có công ăn việc làm ổn định.

Với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ hàng hóa, độc lập tự chủ về thương mại và đưa du lịch Việt Nam cất cánh, từ năm 2015, Công ty Thương binh nặng Hòa Bình đã đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội xây dựng một hệ thống TTTM miễn phí trên toàn quốc.

Hệ thống TTTM, outlet V+ phối hợp với các nhà khoa học tư vấn, hỗ trợ người dân giống cây trồng, xây chuồng trại, cung cấp giống gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn quy trình sản xuất, hỗ trợ mặt bằng miễn phí để người dân và doanh nghiệp có nơi giới thiệu sản phẩm, đồng thời bao tiêu, phân phối sản phẩm. Như vậy người dân sẽ có công việc và thu nhập ổn định, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Để Đề án phát huy cao nhất hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam và nhân dân cả nước, Hòa Bình trân trọng kính mời các nhân sỹ, trí thức, các chuyên gia kinh tế, và nhân dân cả nước cùng phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện Đề án.

Với tinh thần cầu thị, trân trọng các ý tưởng, Công ty Hòa Bình xin cảm ơn và tặng thưởng số tiền 20 tỷ đồng cho những ý kiến đóng góp xuất sắc, chất lượng, hiệu quả và có tính khả thi cao. Giá trị tặng thưởng các giải như sau:

1. 01 giải Đặc biệt: trị giá 5.000.000.000đ

2. 02 giải Nhất, mỗi giải trị giá 1.000.000.000đ

3. 16 giải Nhì, mỗi giải trị giá 500.000.000đ

4. 30 giải Ba, mỗi giải trị giá 100.000.000đ

5. 100 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 20.000.000đ

Công ty TNHH Hòa Bình dự kiến sẽ trao giải vào ngày 10 tháng 10 năm 2021.

Công trình nổi tiếng thế giới của Công ty Thương binh nặng Hoà Bình

Dưới đây là sơ lược về Đề án:

I. Mục đích, ý nghĩa của Đề án:

+ Xây dựng Hệ thống TTTM mại tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành trên cả nước do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư để làm chủ hệ thống phân phối hàng hóa, điều tiết sản xuất, tạo động lực cạnh tranh, phá thế độc quyền, giành lại huyết mạch tiêu thụ hàng hóa trong tay các nhà bán lẻ đang khống chế thị trường.

+ Trở thành kênh tiêu thụ hàng hóa chủ động với chi phí thấp, tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất cho hơn 870.000 doanh nghiệp, hơn 26.000 hợp tác xã và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh.

+ Tạo nên mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản trên toàn quốc, tới vùng sâu, vùng xa.

+ Xây dựng các TTTM, outlet bán hàng giá rẻ hơn giá thị trường 30-40% (do miễn phí mặt bằng và các hỗ trợ khác) nhằm thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa.

+ Tạo việc làm mang lại thu nhập cho hàng triệu người dân.

+ Mang lại nguồn thu cực lớn cho ngân sách.

+ Góp phần vào mục tiêu chống việc chuyển giá của Nhà nước.

II. Một số mục tiêu của Đề án:

+ Sau 5 năm đi vào hoạt động Việt Nam sẽ không còn hộ đói nghèo.

+ Thu hút hàng trăm triệu lượt khách du lịch/năm. Ví dụ, Dự án Tổ hợp TTTM, outlet, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh nếu đi vào hoạt động năm 2022, thì lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch và mua sắm tại Hà Nội năm 2023 ước tính sẽ đạt 30 triệu lượt, năm 2025 sẽ là 50 triệu lượt.

+ Đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng cho ngân sách. Ví dụ, riêng Dự án Tổ hợp TTTM, outlet, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng/ngày, tiền thuế mà TP Hà Nội thu được khoảng 100 tỷ đồng/ngày, tương đương hơn 36.500 tỷ đồng/năm.

+ Mỗi dự án sẽ cố gắng tạo 10.000 - 20.000 việc làm cho người lao động (tùy quy mô dự án tại các tỉnh, thành).

+ Các dự án thuộc Đề án đều không sử dụng đến ngân sách Nhà nước. Hòa Bình sẽ đóng góp nghĩa vụ tài chính để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới TTTM kết nối các tỉnh.

+ Chi 100% vốn đầu tư của Hòa Bình xây dựng 8 trung tâm và viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa.

Người dân Thủ đô mua hàng tại TTTM V+

III. Xây dựng hệ thống 8 TTTM và viện nghiên cứu hỗ trợ người dân và doanh nghiệp:

1. Trung tâm thông tin quốc tế và trong nước:

+ Mua, cập nhật thông tin kinh tế, tài chính, sản xuất và xã hội ở trong nước và thế giới cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó sẽ nắm bắt được nhu cầu thế giới về từng mặt hàng để đẩy mạnh sản xuất hoặc điều chỉnh giảm bớt sản xuất, sau đó xây dựng kế hoạch thu mua hàng hóa trong nước, để phân phối, xuất khẩu những loại hàng hóa mà các nước trên thế giới đang thiếu.

+Trung tâm sẽ áp dụng kịp thời những tiến bộ, phát minh khoa học công nghệ, nhanh chóng đưa vào sản xuất, kinh doanh trong nước để tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao.

+Thu thập các thông tin về thổ nhưỡng, quy hoạch đất đai canh tác giúp quy hoạch, lựa chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng vùng đó.

+Thu thập, phân loại các doanh nghiệp có kỹ năng, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng và thu mua hàng hoá.

+ Hằng ngày, đưa ra đánh giá, dự báo cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền, nhờ có thông tin kinh tế được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời nên sản phẩm làm ra không bị dư thừa, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, không còn hiện tượng được mùa mất giá.

2. Trung tâm gia công hỗ trợ liên kết sản xuất trong nước:

+Sẽ là nơi sản xuất các nguồn hàng hoá cung cấp cho các TTTM, oulet V+, đồng thời chủ động nguồn hàng cung cấp cho người nông dân và các doanh nghiệp với giá cạnh tranh.

+Trung tâm này sẽ là nơi hỗ trợ doanh nghiệp liên kết sản xuất các mặt hàng về thực phẩm, chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ và các mặt hàng tiêu dùng khác.

3.Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ:

Chuyên nghiên cứu về các giống nông lâm sản để tư vấn, khuyến cáo, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân nuôi trồng, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt nhất.

4. Trung tâm thí nghiệm và thẩm định giá

+Thực nghiệm sản xuất các loại công trình xây dựng như đường xá, cầu cống, nhà ở, nông trại… thí nghiệm các loại vật liệu; thẩm định, xác định giá thành gốc của sản phẩm giúp cho doanh nghiệp Việt có căn cứ đúng, chính xác để không bị thiệt thòi khi đàm phán, ký kết hợp đồng.

5.Trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá

+Chuyên nhập khẩu các hàng hoá mà Việt Nam chưa sản xuất được. Giá bán hàng hoá nhập khẩu được tính theo nguyên tắc, nếu tiêu thụ trong 3 tháng thì chỉ được cộng 10% lợi nhuận, trong 6 tháng thì được cộng 15% lợi nhuận. Xử lý như vậy thì hàng được bán tại các TTTM, oulet V+ sẽ có giá rẻ nhất thế giới.

+ Trung tâm có chức năng xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới.

6. Trung tâm mua hàng trong nước

Có nhiệm vụ tìm nguồn hàng năng suất, chất lượng tốt do các doanh nghiệp, các vùng miền sản xuất, thực hiện điều tiết, phân phối cho 63 TTTM, oulet V+ ở các tỉnh, thành phố, giúp cho các doanh nghiệp có được nguồn hàng ổn định, giúp người sản xuất có đầu ra ổn định.

7. Trung tâm kho vận Logistics

Vận chuyển và lưu trữ hàng hoá với nhiệm vụ là tiết kiệm chi phí đồng thời điều phối hàng hóa cho các TTTM, oulet V+ không xảy ra tình trạng bị thiếu hay thừa.

8. Trung tâm Marketing

Thực hiện yêu cầu tất cả hàng hóa của các doanh nghiệp bán tại Hệ thống TTTM, outlet V+ đều phải mua bảo hiểm chất lượng và xuất xứ hàng hóa, việc này tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước, vì nếu hàng hóa không đúng như quảng cáo sẽ được đơn vị bảo hiểm đền bù.

IV. Phối hợp với Ban Vận động “Người Việt dùng hàng Việt” tại xã, phường

Để Đề án hoạt động có hiệu quả cao, Hệ thống TTTM, outlet V+ sẽ phối hợp với Ban vận động “Người Việt dùng hàng Việt” tại xã, phường để Đề án đạt hiệu quả cao nhất.

Theo đó, Ban vận động “Người Việt dùng hàng Việt” tại xã, phường được thành lập từ các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, có trách nhiệm đi vận động từng hộ dân, từng doanh nghiệp đóng trên địa bàn mua các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty Thương binh nặng Hòa Bình được thành lập từ năm 1987.

Năm 2015, Công ty đã dành 25.000m2 sàn thương mại tại TTTM V+, 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, miễn phí thuê mặt bằng giúp cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Công ty Hòa Bình là chủ nhân của 2 công trình nổi tiếng nhất thế giới:

- Công trình khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng - Đà Nẵng Golden Bay tại Đà Nẵng, năm 2017 được tổ chức Wolrd Records Union xác nhận kỷ lục là khách sạn có bể bơi vô cực dát vàng 24K cao nhất và lớn nhất thế giới;

- Công trình khách sạn Hồ Vàng Hà Nội - Dolce By Wyndham Hà Nội Golden Lake tại Thủ đô Hà Nội, năm 2020 được tổ chức Wolrd Records Union xác nhận kỷ lục là khách sạn có ngoại thất bằng gạch dát vàng với số lượng trang thiết bị nội thất và các món ăn, thức uống dát vàng nhiều nhất thế giới.

TTTM, outlet V+ có trách nhiệm liên hệ và thông qua Ban Vận động cung cấp hàng hóa đến từng hộ gia đình, từng doanh nghiệp đóng trên địa bàn và trích lại tiền hoa hồng để Ban Vận động có kinh phí hoạt động và phục vụ vào các mục đích an sinh xã hội của xã, phường.

Ban Vận động “Người Việt dùng hàng Việt” tại xã, phường sẽ có nguồn thu thường xuyên để chi cho hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, giảm ngân sách chi thường xuyên cho nhà nước.

Người dân tiết kiệm được thời gian đi mua hàng, tiết kiệm được chi phí đi lại, mua được hàng hóa có chất lượng cao với giá rẻ, đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm khí thải ô nhiễm môi trường…

Ban Vận động sẽ giúp cho người dân hiểu biết thêm về các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; Phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trên đây là sơ lược Đề án Xây dựng “TTTM, outlet V+ miễn phí mặt bằng” trên toàn quốc của Công ty Hòa Bình, rất mong nhận được ý kiến góp ý của nhân sỹ, trí thức yêu nước, các chuyên gia kinh tế, đồng bào và nhân dân cả nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin mời quý vị đăng nhập Website của Công ty Thương binh nặng Hòa Bình: hoabinhgroup.com. Hạn cuối nhận ý kiến: Ngày 19/9/2021

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Công ty Thương binh nặng Hòa Bình

Văn phòng giao dịch: Số 202H, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội

ĐT: 0243.7221689; Fax: 0243.8233449

Website: hoabinhgroup.com

Hoặc:

Công ty CP Truyền Thông Thời Mới

Địa chỉ: Tầng K, Tòa nhà CT3, khu Yên Hòa Park View, số 3, Vũ Phạm Hàm,

quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 0904198899

Xin trân trọng cảm ơn!

Chủ tịch Công ty Thương binh nặng Hòa Bình

Nguyễn Hữu Đường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm