Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Công Thương lý giải việc cấp phép xuất khẩu một số loại quặng thô

Thứ hai, 07/10/2019 - 18:12

(Thanh tra) - Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo dừng không xuất khẩu khoáng sản thô, tuy nhiên, gần đây Bộ Công Thương và một số địa phương cho doanh nghiệp xuất khẩu với lý do là không tiêu thụ nội địa được, không có nhu cầu như quặng sắt Lào Cai, Thái Nguyên.

Một số loại quặng được Chính phủ cho phép xuất khẩu vì lượng tồn kho lớn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khai thác. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trao đổi về vấn đề này với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Về chủ trương xuất khẩu khoáng sản được đưa ra tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ cũng có Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

Khai thác khoáng sản chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước, định kỳ xem xét để xác định mức độ quan trọng của từng loại khoáng sản, từ đó điều chỉnh việc khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản.

Quán triệt chủ trương nêu trên, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 41/2012/TT-BCT này 21/12/2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản, giảm từ 22 loại khoáng sản xuất khẩu theo quy định trước đây xuống còn 10 loại khoáng sản xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng ban hành Thông tư hướng dẫn quy định về các sản phẩm được phép xuất khẩu đều phải qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không phải là xuất khẩu khoáng sản thô.

Những năm gần đây, giá kim loại và khoáng sản trên thế giới và khu vực giảm sâu, các doanh nghiệp ngành khai khoáng gặp rất nhiều khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao.

Nhiều dự án chế biến không được đầu tư theo quy hoạch hoặc đã đầu tư nhưng sản xuất cầm chừng với sản lượng rất thấp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, tồn kho một số loại khoáng sản với khối lượng lớn (quặng sắt, quặng titan), nhiều mỏ phải tạm thời đóng cửa, sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động.

Theo các quy định hiện hành, trường hợp doanh nghiệp dừng khai thác khoáng sản vẫn phải thực hiện việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở giấy phép đã được cấp.

Trước tình hình trên, để giải quyết khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, Chính phủ có Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 9/6/2017 về Phiên họp thường kỳ tháng 5/2017 về tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ, xuất khẩu các loại khoáng sản tồn đọng, cho phép xuất khẩu một số khoáng sản tồn kho như tinh quặng titan, tinh quặng sắt… đá ốp lát dạng khối, đá hoa trắng dạng khối.

Đối với quặng sắt và titan, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xuất khẩu quặng tồn kho trong nước không sử dụng hết trong các năm 2017, 2018, giao Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh kiểm tra và xem xét giải quyết xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã xem xét giải quyết đối với các trường hợp cụ thể và có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Việc giải quyết xuất khẩu tồn kho nêu trên chỉ là giải pháp tình thế, tháo gỡ khó khăn trước mắt, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

“Bộ Công Thương hiện đang phối hợp các Bộ, ngành xây dựng, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Quy hoạch. Quá trình triển khai lập Quy hoạch khoáng sản sẽ cân đối giữa khai thác, chế biến để đảm bảo tính hợp lý giữa cung và cầu giảm tồn kho, có chính sách đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khoáng sản”, đại diện Bộ Công Thương cho biết thêm.

Bình An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm