Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bình đẳng: Cơ hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Thứ năm, 19/02/2015 - 10:19

(Thanh tra)- "Phải cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính về các nguồn lực trợ giúp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận bình đẳng hơn đối với các cơ hội phát triển kinh doanh, phát triển kinh tế" - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam Tô Hoài Nam chia sẻ như vậy với Báo Thanh tra.

Ông Tô Hoài Nam. Ảnh: Hữu Oanh

+ Ông có thể đánh giá một cách tổng quan tình hình hoạt động của DNNVV Việt Nam, đặc biệt là cách để các DN "vượt cạn" trong 1 năm đầy khó khăn và thách thức vừa qua?

- Mức độ gia nhập thị trường theo xu hướng chung của năm 2014 thì ngành nào có xu hướng phát triển kinh doanh tốt thì số lượng các DN trong ngành đó tăng. Ví dụ như những ngành liên quan đến bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; một số dịch vụ phục vụ cho DN và người dân... Một số ngành khác gặp khó khăn thì được tái cơ cấu rất mạnh. Số DN được thành lập mới giảm và phát triển chậm, ví dụ lĩnh vực: Y tế, trợ giúp xã hội, văn hóa xã hội, khai thác khoáng sản, tài chính ngân hàng và bảo hiểm.

Tính đến hết tháng 11/2014 (từ tháng 11 năm trước đến tháng 11 năm sau - PV), cả nước có khoảng trên 60 ngàn DNNVV được thành lập đăng ký mới (trên tổng số trên 600 nghìn DNNVV) với số vốn đăng ký lên đến 352.000 tỷ đồng và ước tạo ra việc làm cho khoảng trên 883 nghìn người. Vốn và tạo việc làm cũng là 2 nhóm tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng DN.

Xét về quy mô vốn, DNNVV được thành lập mới 2014 có chất lượng hơn 2013. Qua đó thấy được quá trình sáng lọc về thị trường có chất lượng tốt hơn. Sức sáng tạo năng động cao hơn. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng chất lượng DN tăng từ chất lượng cạnh tranh, chất lượng hoạt động thông qua đánh giá về quy mô vốn, thông qua ngành nghề và các hoạt động khác thì sức sáng tạo, đổi mới tốt hơn. Đây cũng chính là cái sàng lọc của thị trường. Yếu tố quan trọng giúp các DN vượt cạn trong năm 2014.

Xét trên mặt bằng chung thì năm 2014 DNNVV đã khẳng định sự gia tăng tỷ lệ từ 95% lên 97% trong tổng số DN Việt Nam. Điều này cho thấy, các DNNVV lúc nào cũng chiếm số lượng đông đảo trong cộng đồng DN và giữ vai trò rất quan trọng.

+ Ông nhìn nhận như thế nào về sự quan tâm của Nhà nước đối với thành phần kinh tế này? Những giải pháp nào sẽ thúc đẩy sự phát triển của DNNVV?

- Khu vực DNNVV cần được hỗ trợ, trợ giúp để tăng cường toàn diện năng lực cạnh tranh của DN. Trong đó tập trung vào mấy nhóm giải pháp cơ bản gồm:

Thứ nhất hoàn thiện và đảm bảo được sự hỗ trợ của khung pháp lý. Ở đây tôi muốn phân tích rằng, thực tế, luật thì không thay đổi nhiều, nhưng thay đổi chủ yếu là thông tư hướng dẫn của bộ, ngành và các văn bản, quyết định, chỉ đạo của các địa phương. Điều này không đảm bảo tính ổn định về khung pháp lý. DN không tiên lượng được sẽ phải làm cái gì bởi tính phức tạp và thay đổi.

Thứ hai, phải cải cách, giảm bớt thủ thục hành chính về các nguồn lực trợ giúp để các DNNVV được tiếp cận bình đẳng hơn đối với các cơ hội phát triển kinh doanh, phát triển kinh tế. Hiện nay mới bình đẳng về chiều ngang. Tức là luật của ta chỉ rõ sự bình đẳng DN nào cũng giống DN nào. Điều đó không đảm bảo trên thực tế bởi như trong cuộc đua "anh khỏe" luôn "lấn ướt anh yếu". Vì vậy, môi trường pháp lý để làm sao anh yếu cũng có cơ hội như anh khỏe. Đó mới là sự bình đẳng cần thiết. Hay còn gọi là bình đẳng chiều dọc.

Đặc biệt là các DN cần bình đẳng trong việc tiếp cận về đất đai, vốn, công nghệ. Nền tảng quan trọng nhất phải ra một đạo luật trợ giúp, hỗ trợ cho DNNVV. Thực tế, hiện có nhiều văn bản trợ giúp nhưng không khả thi bởi cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh. Vì thế, phải tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho DNNVV đặc biệt quan tâm đến cơ chế chính sách bảo đảm cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng là "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển.

Một nhóm giải pháp nữa cũng rất quan trọng đó là phải khuyến khích trợ giúp để các DNNVV tiếp cận được các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ. Đồng thời, tăng cường nguồn nhân lực cho DNNVV ngày càng có chiều sâu. Tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ thị trường, các chính sách pháp luật mới của cả thế giới lẫn trong nước. Ví dụ như khi Công đồng ASEAN ra đời. Một thị trường quy mô 600 triệu dân vô cùng tiềm năng sẽ mang lại cơ hội, thách thức gì... trong khi 90% trong tổng số trên 600 ngàn DNNVV vẫn còn bỡ ngỡ. Do vậy, Nhà nước cần thông tin, tuyên truyền thật nhanh cho DN.

Cần nói thêm, một trong những cơ quan như Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có đủ nguồn nhân lực để hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền cho DN. Đây chính là nguồn nhân lực để hỗ trợ các DN mà không phân chia lợi nhuận mà làm chủ yếu vì tự nguyện vì cộng đồng. Vì vậy, giải pháp tăng cường nguồn lực cho khối hội đoàn này chính là giải pháp để tiết kiệm chi phí trong việc hỗ trợ các DNNVV...

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội: Buộc các DN phải vươn lên

Đứng trước ngưỡng cửa Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có hiệu lực vào 31/12/2015, các DN Việt Nam (trong đó có DNNVV) sẽ có 30% cơ hội và 70% thách thức. Trong số hơn 30% ngành hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực có cao su, hồ tiêu, dệt may... Còn lại đa phần các ngành hàng của các DN sẽ gặp phải thách thức chịu sức ép cạnh tranh. Nhưng chính trong sức ép cạnh tranh này cũng sẽ tạo nên cơ hội buộc các DN phải vươn lên từ hệ thống sản xuất, thương hiệu, marketing...

Ông Nguyễn Sỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn: Công nghệ gốc cho chất lượng đỉnh cao

Để trụ vững trong điều kiện kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh trong lĩnh vực cửa cuốn chúng tôi đề ra phương châm "công nghệ gốc cho chất lượng đỉnh cao". Nghĩa là dựa trên nền tảng các công trình nghiên cứu chúng tôi tạo đột phá sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có tính năng, chất lượng ngày càng tốt lên nhưng giá thành phải ổn định. Qua đó, dù lợi nhuận thấp nhưng bù lại có doanh số bán hàng cao.

Luật sư Trương Anh Tuấn, Ủy viên Ban Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng, phổ biến pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam: DN được tạo điều kiện tối đa để phát triển

Điểm nhấn của Luật DN năm 2014 (ngày 1/7/2015 có hiệu lực) là sự mở rộng thay đổi về hình thức và nội dung sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn về hình thức quản lý DN như DN có nhiều người đại diện theo pháp luật; DN được tự quy định con dấu...

Đặc biệt là DN được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm sẽ là cơ sở để tạo sự chủ động tự do kinh doanh. Như vậy, DN sẽ được tạo điều kiện tối đa để phát triển, đồng thời, cũng xóa đi cơ sở để “một bộ phận" nếu có ý định làm lợi cá nhân không hợp pháp.

Luật DN 2014 đánh dấu sự thay đổi quan điểm, tư tưởng quản lý Nhà nước về DN sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của DN nói riêng và sự phát triển của kinh tế nói chung.

 Hữu Oanh

Chú thích

Ảnh 1: 

Ảnh 2: Ông Vũ Vinh Phú. Ảnh: Hữu Oanh

Ảnh 3: Ông Nguyễn Sỹ Ngọc. Ảnh: Hữu Oanh

Ảnh 4: Ông Trương Anh Tuấn.  Ảnh: Hữu Oanh

Ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn. Ảnh: Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm