Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

54.932 DN phải giải thể, dừng hoạt động

Thứ hai, 23/12/2013 - 15:21

(Thanh tra) - Năm 2013, cả nước có trên 71.018 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 359.470 tỉ đồng (khoảng 15 tỉ USD). So với cùng kỳ năm 2012, số lượng DN đăng ký mới đã tăng 9,5%, tuy nhiên số vốn đăng ký giảm 15,4%.

Năm 2013 có 54.932 DN phải giải thể, dừng hoạt động. Ảnh: Trần Quý

Tổng số DN phải giải thể, dừng hoạt động trong năm 2013 là 54.932 DN (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2012). Trong đó, có 8.857 DN hoàn thành thủ tục giải thể, 46.075 DN gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động. Số liệu này cho thấy, DN vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

 Mặc dù lượng hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn còn lớn. Ảnh: Trần Quý

Cùng với một số những điểm sáng nêu trên, nền kinh tế Việt Nam còn khá nhiều thách thức cần vượt qua để có thể thu hút, thúc đẩy DN đầu tư, phát triển kinh doanh trở lại bình thường để góp phần lấy lại đà tăng trưởng như trước đây.

Theo TS Trần Tiến Cường, nhìn vào 4 động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay (gồm khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực DN tư nhân trong nước, nông nghiệp, và khu vực doanh nghiệp FDI) thì 3 động cơ “nội” đều đang vận hành với tốc độ thấp hơn động cơ “ngoại” do có những trục trặc về cấu trúc nên đang phải tái cơ cấu.

Trong khi đó, tiến trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp. Niềm tin của khu vực tư nhân bị suy giảm, nhiều DN bị suy kiệt, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. Những vấn đề trên không dễ giải quyết mà chỉ hy vọng khắc phục một phần và đẩy nhanh hơn trong năm 2014.

TS Trần Tiến Cường cho biết, năm 2014 và về trung và dài hạn còn nhiều những nút “thắt cổ chai” đối với sự chuyển đổi về chất của nền kinh tế như năng suất, sức cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, hệ thống năng lượng, chuỗi phân phối, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính, môi trường kinh doanh, tinh thần kinh doanh, động lực kinh doanh của các DN, tính sáng tạo và hướng tới giá trị gia tăng của lao động… Nếu những vấn đề trên không được giải quyết thì dễ dẫn tới nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm. Đó là rơi vào tình trạng nền kinh tế dẫm chân hoặc dao động ở mức tăng trưởng không cao. Hệ quả là kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho DN, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN; ban hành các giải pháp hiệu quả hơn nhằm giải quyết hàng tồn kho; thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; giải quyết nhanh và hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho DN; đồng thời, đẩy nhanh tiến trình cải cách DN Nhà nước...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm