Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người Mông học và làm theo Bác

Xuân Thống

Thứ bảy, 25/06/2022 - 22:18

(Thanh tra) - Nhiều năm qua, đồng bào Mông ở Nghệ An đã luôn nỗ lực, vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, trong đồng bào dân tộc ít người này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về học tập, làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh bằng những hành động, việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Ông Thò Bá Rê (thứ 2 từ phải sang) cùng lãnh đạo huyện Kỳ Sơn kiểm tra đề án triển khai mô hình kinh tế kết hợp du lịch bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Ảnh: BTG

Tốt nghiệp trung học cơ sở, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Vừ Bá Xìa, ở bản Hợp Thành, xã Xá Lượng huyện Tương Dương không có điều kiện để theo học cấp 3. Vì thế, Vừ Bá Xìa đã chọn cho mình con đường để làm ăn, phát triển kinh tế. Cách đây hơn 4 năm, Xìa đã tự khai hoang vùng đất đồi của gia đình mình để trồng ngô xen trồng sắn trên diện tích 5 ha. Cùng với đó, anh đã trồng thêm cây xoan, cây gỗ sưa.

Sau nhiều năm miệt mài, trang trại kết hợp của Xìa đã đem lại hiệu quả kinh tế, với mức thu nhập bình quân từ 10 đến 12 triệu đồng.

Cũng như Xìa, Lỳ Bá Xênh, bản Trung tâm, xã Huồi Tụ huyện Kỳ Sơn là một điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số nơi miền biên viễn. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh, anh Lỳ Bá Xênh đã tự tìm hiểu, học hỏi thêm cách nuôi gà đen bản địa. Đến nay, mô hình nuôi gà của Xênh mỗi năm cho xuất chuồng từ 1 nghìn đến gần 4 nghìn con gà giống. Với mô hình này, mỗi năm đã đem lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Ngoài đem lại nguồn kinh tế ổn định, mô hình của anh ngày một được mở rộng về quy mô, góp phần cung cấp giống cho bà con dân bản.

Còn ở xã Nhôn Mai, khi nhắc đến anh Và Bá Tịnh ai ai cũng hết lời khen tặng về nghị lực vượt khó, hiếu học của người con ở bản mình

 Tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh, Và Bá Tịnh là một trong người đầu tiên ở xã biên giới Nhôn Mai có bằng ddại học chính quy lúc bấy giờ. Sau khi ra trường, Tịnh được tuyển vào công chức văn hóa - thông tin xã Nhôn Mai. Sau đó không lâu, anh lại được Ban Chấp hành Đảng bộ tín nhiệm bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách mảng văn hóa - xã hội.

Trưởng thành tại quê hương, với nổ lực của bản thân, lại được bản cưu mang, giúp đỡ nên bản thân anh trên cương vị của mình nhiều năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đánh giá về cán bộ cơ sở là con em của dân tộc ít người, bà Vi Thị Thủy, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tương Dương cho biết: Không chỉ hoàn thành tốt công việc tại địa phương, với tư cách là người đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Và Bá Tịnh luôn sát sao cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri. Qua đó có những kiến nghị, đề xuất để có hướng giải quyết.

Không chỉ chỉ vậy, Và Bá Tịnh còn tuyên truyền giúp đỡ nhiều hộ gia đình trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa và phát huy giá trị văn hóa của người Mông.

Bà con dân tộc thiểu số huyện Tương Dương giúp nhau phát triển kinh tế. Ảnh: Lương Huyền

Cho đến giờ, dù đã tốt nghiệp 20 năm, nhưng với ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn vẫn không quên hành trình đi tìm con chữ đầy gian nan của bản thân. Ông Rê là một trong những người Mông đầu tiên ở Nghệ An có bằng đại học chính quy và cũng là chàng trai đầu tiên của quê hương Đoọc Mạy được đi học đại học rồi trưởng thành làm cán bộ xã và lãnh đạo chủ chốt ở huyện biên giới Kỳ Sơn.

Với Thò Bá Rê, câu chuyện vượt núi băng rừng để đi tìm con chữ là điều không thể tưởng của bà con người Mông ở bản Huồi Viêng, xã vùng sâu Đoọc Mạy. Động lực để ông có nghị lực như vậy, chính là tâm nguyện muốn có được con chữ để về giúp lại đồng bào mình, bản làng thoát khỏi cái đói, cái nghèo, lạc hậu.

Là anh cả của 12 đứa em nhưng từ nhỏ, ông Rê lại có tinh thần hiếu học. Thấy con sáng dạ, bố mẹ ông dù đang phải chạy ăn từng bữa vẫn cho con đi học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế, năm 2002, ông Rê về công tác ở huyện Kỳ Sơn cho đến nay.

Từ công chức rồi Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện, sau một thời gian được điều động về cơ sở giữ chức Bí thư Đảng ủy xã biên giới Nậm Càn, đến tháng 9/2020, ông Thò Bá Rê được Hội đồng nhân dân huyện Kỳ Sơn bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện.

Trên lĩnh vực được phân công phụ trách mảng kinh tế, nông lâm nghiệp, ông Rê đã từng bước khẳng định được uy tín cũng như trình độ năng lực của bản thân trong điều hành, quản lý Nhà nước, tham mưu hiệu quả nhiều chính sách cũng như các giải pháp sát thực, phù hợp để cùng tập thể đưa đời sống nhân dân huyện biên giới ngày một đi lên.

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Thò Bá Rê tâm sự: Với bản thân mình thành tích đạt được còn khiêm tốn, song luôn nung nấu và nuôi dưỡng khát vọng cũng là cách học tập từ Bác Hồ đó chính là vươn lên tự học. Học từ cái nhỏ nhất, gần gũi nhất. Từ sự nỗ lực của bản thân, sự đùm bọc của bà con và sự giúp đỡ chân tình từ đồng chí, đồng đội. Mình tự hứa phải làm được cái gì cho quê hương, bản làng, bà con mình nên trong quá trình công tác đã không ngừng phấn đấu, học hỏi, để "cái gì có ích cho nhận dân thì mình cố gắng làm.

Những cá nhân điển hình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, trong phong trào văn hóa, văn nghệ hay giữ gìn an ninh trật tự vùng biên của Vừ Bá Xìa, Lỳ Bá Xênh, rồi đến tấm gương học tập, vươn lên của Và Bá Tịnh, Thò Bá Rê đã góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới tỉnh Nghệ An.

Ông Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho hay: Có thể khẳng định, sự phát triển các mô hình, các điển hình đã có tác động trong việc thay đổi nhận thức, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, nâng cao ý thức trong xây dựng bản làng; đặc biệt là thay đổi trong cách thức làm ăn kinh tế không chỉ trong đồng bào người Mông, mà còn tác động đến thay đổi thay đổi tư nhận, nhận thức đối với đồng bào Thái, đồng bào Khơ Mú, Ơ Đu ở Nghệ An.

Sự thay đổi về nhận thức của bà con người Mông nói chung, nhất là những hiệu quả đem lại từ các gương điển hình đã cho thấy việc bà con người Mông học tập, làm theo Bác thêm một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhân dân ta.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024
Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.

Minh Tân - Vũ Linh

08:00 30/07/2024

Tin mới nhất

Xem thêm