Theo dõi Báo Thanh tra trên
Tin, ảnh: Nguyễn Mai Phương
Thứ ba, 03/05/2022 - 18:10
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ các hoạt động với chủ đề “Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nghi lễ cúng cầu mưa của dân tộc Thái, họ Lường, ở bản Nà Bó 1 huyện Mộc Châu tại tỉnh Sơn La đã được tái hiện hết sức sinh động, giàu bản sắc văn hóa.
Bà góa cùng các chị em phụ nữ trong bản sau khi đi mó nước về. Ảnh: Mai Phương
Ngày 2/5/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội cầu mưa của cộng đồng dân tộc Thái trắng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Bắt đầu từ sáng sớm, thầy cúng sẽ dẫn một bà góa trong bản quẩy đôi gánh buộc những ống bương đựng nước đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước.
Theo quan niệm xưa của người Thái: Sở dĩ phải là bà góa bởi vì câu chuyện ban đầu xuất phát từ việc trời khô hạn, mọi người muốn làm lễ cầu mưa nhưng lại e ngại, sợ ông Trời nổi giận sẽ phạt. Khi đó, đã có một bà góa tình nguyện đứng ra làm người hy sinh, cùng thầy mo đi cầu mưa.
Khi đi mó nước, mọi người sẽ cùng thực hiện nghi lễ đầu tiên của lễ cầu mưa là làm một lễ cúng thổ địa và thần linh tại mó nước và xin phép gánh nước về. Nước lấy về sẽ được đựng vào quanh cây nêu.
Dân bản cùng thầy mo chuẩn bị đồ cúng
Thầy mo cùng mọi người thực hiện nghi lễ cúng
Kết thúc bài cúng, ông Then (thày cúng, người thực hành nghi thức tâm linh nối con người với đấng tối cao) sẽ tuyên bố ban nước và cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sau đó, ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào tất cả những người dự lễ.
Ông Then đi ban nước cho những người dự lễ
Sau khi kết thúc lễ hội cầu mưa, dân bản cùng nhau ca hát và múa xòe.
Các du khách và người dân trong bản cùng nhảy múa
Lễ cầu mưa của dân tộc Thái là một lễ hội không nặng về hình thức biểu diễn, gửi gắm nhiều thông điệp cho các thế hệ con cháu về bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam