Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đơn Thương
Chủ nhật, 07/08/2022 - 10:06
(Thanh tra) - Là một bộ phận trong cộng đồng Dao sinh sống trên đất Việt; tổng động người Dao Tiền đã tự mình xây dựng các bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng. Nhờ đó, cộng đồng người Dao Tiền sinh sống ở các tổng động đã có cơ hội để xoá bỏ những hủ tục, bàn cách làm ăn giúp đỡ những gia đình trong khó khăn và nghiêm khắc xử phạt những người trong động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội.
Anh Bàn Văn Thông và cuốn sách cổ ghi giữ lệ tục của tổng động (Ảnh: Phương Nguyên)
Chung tay đẩy lùi tệ nạn
Tổng động người Dao Tiền ở Hoà Bình có 25 xóm của huyện Đà Bắc, 4 xóm ở huyện Mai Châu, 2 xóm ở Kim Bôi và 6 xóm ở huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ với hơn 10.000 dân. Mỗi xóm người Dao tương đương với 1 động. Trên các động có tổng động, giúp việc cho tổng động có sơn động và thư ký động.
Mỗi năm, nhất là vào dịp các mùa lễ hội như Tết, tổng động người Dao Tiền họp bàn tổng kết năm cũ và định hướng những việc trong năm mới. Ngoài việc ghi chép lại những sự việc xảy ra và hướng giải quyết trong tổng động thì việc bàn bạc xoá bỏ những hủ tục ma chay cưới xin, bàn cách làm ăn giúp đỡ những gia đình trong khó khăn và nghiêm khắc xử phạt những người trong động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội.
Mỗi động người Dao tương đương với một xóm, người trưởng xóm là động trưởng, dưới động trưởng có 2 người giúp việc. Khi được thông tin phát giác tội trong động, người động trưởng cử người theo dõi phát hiện, nếu có vi phạm thì đưa ra họp xử lý.
Người vi phạm phải chịu hết chi phí cho người đã theo dõi phát hiện tội phạm, tuỳ theo mức độ sự việc sẽ được động xử lý. Những trường hợp vi phạm nặng thì đưa ra tổng động xử lý.
Ông Triệu Phúc Kim ở xóm Mu Hương, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc là tổng động trưởng cho biết, mỗi năm một lần vào dịp đầu năm tổng động người Dao họp bàn tổng kết ghi lại những việc xảy ra trong năm, quyết định những sự việc quan trọng của tổng động và bầu tổng động trưởng mới.
Nhân dịp này, những vụ việc vi phạm pháp luật trong tổng động xảy ra trong năm được các động trưởng báo cáo và được thư ký động ghi chép lại từ những việc nhỏ nhất. Những tội danh vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức được đưa công khai và xửa lý nghiêm, nên cộng đồng người Dao ngày càng ít người vi phạm.
Ông Bàn Văn Toàn, Trưởng xóm Tằm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, cho hay, xóm có 74 hộ với 398 nhân khẩu, sau vụ vi phạm của các cá nhân đã xảy ra, dưới sự nhắc nhở, xử phạt của tổng động mà đến nay cả xóm không có vụ vi phạm pháp luật nào xảy ra trên địa bàn. Nhiều người rất đã biết “sợ” khi phải công khai tội danh của mình trước cộng đồng.
Ông Triệu Phúc Thi - nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Cao Sơn cho biết, người Dao quan niệm những tội danh như hiếp dâm, thông dâm, bỏ vợ, bỏ con là những tội nặng nhất trái với đạo lý con người nên phải xử phạt nặng để răn đe người khác. Trước thực trạng hiện nay con người bị cám dỗ bởi vật chất làm băng hoại đạo đức gia đình và xã hội thì việc xử phạt của động người Dao đã phần nào giữ được đạo lý làm người cho cộng đồng.
Giúp nhau vượt khó
Bên cạnh việc xây dựng và thực thi các bộ nguyên tắc ứng xử để gìn giữ sự bình yên cho xóm, làng; tổng động Dao Tiền còn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng vượt khó. Chính nhờ sự cưu mang, “lá lành đùm lá rách” này mà sau mỗi năm qua đi, nhiều gia đình gặp khó khăn trong tổng động lại có cơ hội để phát triển, vươn lên.
Gia đình anh Bàn Văn Thông ở xóm Tằm, xã Cao Sơn là một gia đình tàn tật. Anh bị điếc, chị bị câm, anh chị sinh đôi hai cháu gái cũng bị câm và điếc. Cả nhà bị tàn tật, nên kinh tế gia đình khó khăn, thiếu đói quanh năm.
Để giúp đỡ gia đình Bàn Văn Thông, tổng động người Dao đã họp và kêu gọi mọi người trong tổng động giúp đỡ. Họp xong, văn bản được đưa về các động thông báo đến từng hộ gia đình, tuỳ theo điều kiện ủng hộ. Sau đó nhiều gia đình trong tổng động đã gửi tiền, quần áo, gạo... giúp đỡ gia đình anh chị.
Để giúp anh chị phát triển sản xuất ổn định cuộc sống lâu dài, tổng động đã giao cho động xóm Tằm ủng hộ, vốn và nhân lực giúp anh chị canh tác trên tích 2.000m2 ruộng lúa nước và hơn 2.000m2 đất bãi trồng ngô. Nhờ sự cưu mang, đùm bọc của tổng động nên anh chị đã vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Động xóm Tằm huy động đoàn thanh niên của xóm đào ao thả cá cho gia đình anh chị cải thiện bữa ăn.
Ông Triệu Phúc Vinh - nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Cao Sơn cho biết, hầu hết những gia đình khó khăn ít hoặc không có khả năng lao động đều được tổng động họp bàn vận động người trong tổng động giúp đỡ.
Năm 1994, có một gia đình ở xóm Bon, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, chết cả cha lẫn mẹ, để lại 2 đứa con nhỏ tàn tật. Tổng động họp bàn gửi công văn về các thôn nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
Sau khi nghe tin, nhiều người trong tổng động đã gửi tiền, gạo, xoong, nồi, quần áo... giúp đỡ 2 chị em qua lúc hoạn nạn. Đồng thời tổng động giao cho động xóm Bon giúp đỡ tạo công ăn việc làm phù hợp, giúp hai cháu ổn định cuộc sống.
Ngoài giúp đỡ những gia đình khó khăn thì việc giữ đất, giữ rừng được tổng động người Dao coi trọng. Người Dao coi rừng là nơi nuôi sống họ, cháy rừng là phá đi nguồn sinh sống của con người. Người Dao rất sợ làm rừng bị cháy và nếu ai làm rừng bị cháy sẽ phải làm kiểm điểm trước tổng động và bị phạt với diện tích tương đương 1 dậu thóc giống (15 - 16kg) và 1 nén bạc.
Trước đây, theo tục lệ của người Dao, gia đình nào có người mất là mang lại những điều không may đến cho làng, nên họ rất sợ phải đi đưa ma và thăm hỏi. Mỗi khi có người chết thì người nhà phải đến từng gia đình trong làng lạy từ ngoài cửa cầu xin họ đưa ma cho nhà mình. Và người chết không được cho vào quan tài ở trong nhà mà phải đưa ra ngoài rừng làm thủ tục đó.
Thấy đây là một tục lệ cổ hủ không hợp với đạo lý nên, tổng động người Dao họp ở xóm Nánh, xã Tân Mai (Mai Châu, Hoà Bình) đã quyết định huỷ bỏ. Do vậy, khi gia đình nào có người chết thì thôn, xóm thông báo trên loa đài người trong xóm đến thăm hỏi và đưa tiễn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh