Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ sáu, 31/12/2021 - 09:38
(Thanh tra)- Từ xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%, song với sự quyết tâm, ý chí vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc, sau 5 năm, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã có bước đột phá. Đến nay, đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 4%.
Thôn Khuôn Bổ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Bùi Bình
Từ chỗ tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%
Giai đoạn năm 2016 - 2020, Hồng Ca là xã đặc biệt khó khăn. Xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 9.300ha với hơn 6.300 nhân khẩu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 chiếm 45,34%.
Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện Trấn Yên, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Giao thông đi lại khó khăn, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế, bên cạnh đó chưa quy hoạch được các cây trồng chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung liên kết theo chuỗi giá trị, đại bộ phận nhân dân chưa ý thức trong việc tự vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Ông Phạm Xuân Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết, để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, xã xác định công tác giảm nghèo là một chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện.
Xã tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách, chương trình hỗ trợ về công tác giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, trong đó trọng tâm là Quyết định số 1722 ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết Đại hội lần thứ 19 của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Nghị quyết Đại hội lần thứ 21 của Đảng bộ huyện Trấn Yên, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và lợi thế của địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, hỗ trợ cho hộ nghèo về sinh kế và tiếp cận được các dịch vụ xã hội, duy trì và giữ gìn các bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ vững được tình hình an ninh trật tự, từ đó mới có được điều kiện để tập trung các nguồn lực và huy động nhân dân là chủ thể cho công tác giảm nghèo gắn với xây dựng NTM.
Sớm ban hành kế hoạch chi tiết cho chương trình phát triển kinh tế, xã hội, trong đó giai đoạn đầu tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định rõ các cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu để đưa vào sản xuất, cùng với đó là đẩy mạnh tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Giai đoạn sau tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết thu mua tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân theo chuỗi giá trị, sau đó xây dựng thành đề án báo cáo cấp trên để có các chính sách hỗ trợ.
Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hội nghị quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, tập trung tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức như họp thôn, họp nhóm, các hội nghị của các chi hội đoàn thể để nhân dân biết và tích cực tổ chức thực hiện, ông Toàn thông tin.
Giảm xuống còn hơn 4%
Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu, vươn lên của nhân dân xã Hồng Ca, kết quả giai đoạn năm 2016 - 2020, Hồng Ca đã xây dựng được hơn 200ha vùng trồng quế, 1.128ha vùng trồng tre măng bát độ, 15ha cây dược liệu kết hợp trồng dưới tán rừng, 109ha vùng trồng cây ăn quả có múi, 334 hộ được hỗ trợ sản xuất, khai hoang được 9ha diện tích lúa nước, sửa chữa và làm mới cho 25 hộ nghèo về nhà ở, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt.
Các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế, dư nợ năm 2016 là 12 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên 40 tỷ đồng, phối hợp mở 15 lớp đào tạo nghề cho 450 lao động nông thôn và 35 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Hạ tầng cơ sở được tập trung đầu tư, đã mở mới 17km đường vào khu sản xuất, kiên cố hóa hệ thống đường giao thông nông thôn được 46km, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới trường học, trạm y tế đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho dạy và học cũng như công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thành lập 2 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã, 30 tổ hợp tác để liên kết tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm bán ra thị trường.
Hàng năm, xã đã kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo, tổ chức điều tra và xác định cụ thể nguyên nhân nghèo đối với từng hộ để có kế hoạch cụ thể phân công rõ người, rõ việc, giao cho các tổ chức chính trị - xã hội mỗi năm giúp đỡ từ 3-5 hộ, huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, để giúp đỡ cho các hộ vươn lên thoát nghèo.
Qua đó, các hộ nghèo đã nhận thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo, giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 45,34% xuống còn 4,09% (giảm bình quân 8,25%/năm), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2016 lên 40 triệu đồng năm 2020.
Từ những kết quả trong công tác xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn xã đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến tháng 11/2019, xã Hồng Ca đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Mới đây, ngày 6/11/2021 thôn Khuôn Bổ (100% dân tộc Mông) vinh dự được công công nhận đạt chuẩn NTM mới kiểu mẫu. Đây là điểm sáng trong xây dựng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Trấn Yên và của tỉnh Yên Bái.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo giai đoạn năm 2022-2025, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca đề nghị cấp trên tiếp tục có các chính sách hỗ trợ như: Đầu tư nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, tập trung hỗ trợ về sinh kế cho hộ nghèo thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo. Đồng thời, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nông thôn, có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Ngọc Giàu
Công Thắng - Bạch Vân
Uyên Phương
Trần Quý
Lâm Ánh
Nam Dũng
Hương Giang
Hải Hà
Ngọc Giàu
Hương Giang
Hương Giang