Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XIII

Thứ sáu, 15/06/2012 - 00:41

(Thanh tra)- Ngày 14/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vình) chất vấn thành viên Chinh phủ

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Xóa bỏ độc quyền cần có lộ trình

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) đặt vấn đề bao giờ hết độc quyền ngành Điện, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương trong việc để tình trạng này kéo dài quá lâu trong ngành Điện và lộ trình tiến tới thị trường điện cạnh tranh có thời gian thực hiện quá lâu. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (đoàn Bình Định), đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề về sự đầu tư tràn lan của các công trình thủy điện dẫn tới mất đất sản xuất, gây hạn hán, lũ lụt, môi trường ô nhiễm…

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, theo lộ trình xóa bỏ độc quyền ngành Điện thì đến ngày 1/7/2012 thị trường sẽ phát điện cạnh tranh bắt đầu được vận hành, năm 2014 hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đến năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Hiện nay, hoạt động truyền tải điện vẫn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện. Về phát điện, ngoài EVN còn có một số doanh nghiệp khác gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam… tham gia.

Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ tách khâu phân phối điện ra khỏi EVN, theo đó thành lập 3 Tổng Công ty phát điện, là tiền đề thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh.

Làm rõ thêm vấn đề chống độc quyền ngành điện, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ liên quan tham gia tích cực, không có việc lơi lỏng hay thiếu trách nhiệm. Thủ tướng yêu cầu quá trình triển khai phải thực hiện qua các bước hết sức thận trọng, việc xoá bỏ độc quyền đồng thời phải đáp ứng yêu đáp ứng đủ nhu cầu điện, không gây hỗn loạn cho thị trường điện.

Lý giải về lộ trình thực hiện kéo dài, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vì điện là mặt hàng đặc biệt liên quan đến đời sống của người dân và sản xuất nên phải có bước đi thận trọng. Thời gian tới, trong quá trình tái cơ cấu Bộ Công thương sẽ tham mưu Chính phủ có bước phù hợp hơn.

Cũng theo Bộ trưởng, xoá bỏ thị trường độc quyền không chỉ nằm trong luật mà nằm trong nhiều văn bản khác, đây là vấn đề đồng bộ.

Liên quan đến phát triển thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, đây là một tiềm năng năng lượng sơ cấp lớn, chi phí rẻ cần phải tận dụng, ngoài việc góp phần cung cấp điện còn giải quyết chống lũ, chống hạn nếu sử dụng đúng mục đích. Đến nay, theo quy hoạch cả nước có 1.097 dự án thủy điện với tổng công suất 24.000 MW. Có 195 dự án đã đi vào hoạt động, sản xuất 36% sản lượng điện quốc gia.

Bộ trưởng cũng thừa nhận: "Việc không kiểm tra thường xuyên các dự án thủy điện là do lực lượng, nhân lực có hạn. Đây cũng là do trách nhiệm của bộ còn yếu nên chúng tôi xin nhận khuyết điểm".

Riêng về sự cố tại Thủy điện Sông Tranh, sau khi xử lý, hiện chưa có cơ sở để nói không an toàn, trách nhiệm của Bộ và các cơ quan chức năng, chủ đầu tư là phải bảo đảm an toàn. Nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, Bộ sẽ kiên quyết cho dừng, Bộ trưởng khẳng định.

Trả lời về tình trạng gian lận thương mại gia tăng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận công tác kiểm tra còn kẽ hở, các quy định xử phạt các hành vi gian lận thương mại chưa đủ răn đe, Bộ đã báo cáo Chính phủ và đề nghị có bổ sung chế tài xử phạt trong hành vi vi phạm

Ngoài ra, trong biện pháp tổ chức, Bộ đề nghị Chính phủ tăng cường thêm công cụ công tác cho lực lượng chức năng hoạt động, bởi hiện nay đoạn của phần tử sai phạm có phương tiện cơ giới thông tin rất hiện đại, nếu ta không có đủ thiết bị ứng phó thì hiệu quả sẽ thấp.

Bộ trưởng Bộ GTVT nhận trách nhiệm về việc bổ nhiệm đối với Dương Chí Dũng

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình, qui định về công tác quản lý cán bộ, bổ nhiệm cán bộ của Đảng, của Nhà nước và đúng thẩm quyền. Các bước đều bảo đảm tính dân chủ, tập thể có đánh giá nhận xét của cấp ủy, chính quyền nơi ông Dũng công tác và có sự bàn bạc tập thể, sự thống nhất tuyệt đối của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT.

“Việc bổ nhiệm ông Dũng cũng không trái với qui định Luật Thanh tra. Tuy nhiên, Bộ nhận thức rằng, để xảy ra việc bổ nhiệm ông Dũng là trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Bộ GTVT. Với tư cách là Bí thư Ban Cán sự, Bộ trưởng Bộ GTVT, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Đề nghị cử tri, báo chí tiếp tục cung cấp thông tin về tiêu cực   

Liên quan đến tội phạm bỏ trốn, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) bức xúc trước việc bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn? Trách nhiệm cụ thể của Bộ Công an, lý do vì sao bị can này trốn được, giải pháp ngăn chặn vụ việc tương tự?
  
Nhiều đại biểu quan tâm một xu hướng bạo lực trong học đường. Đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP Hồ Chí Minh), đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) nêu: Áp lực bảo đảm an ninh trật tự trong học sinh, sinh viên ngày một tăng, giải pháp căn cơ cho vấn đề này?”; Bộ Công an có giải pháp gì trong việc phối hợp Bộ giáo dục để ngăn chặn bạo lực trong học sinh, sinh viên?
   
Đại biểu Huỳnh Thành Lập (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, vẫn còn một số vụ có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tâm lý nhân dân, biện pháp đấu tranh loại tội phạm này…
   
Trả lời rõ ràng, trách nhiệm vào những vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Trần Đại Quang khái quát nguyên nhân bối cảnh kinh tế - xã hội có tác động nhiều tới diễn biến tội phạm, phức tạp. Tuy vậy, Bộ đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án về đấu tranh phòng, chống tội phạm và được triển khai quyết liệt.

Liên quan tới việc Dương Chí Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng nói: “Qua công tác nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát hiện đối tượng có dấu hiệu cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra lệnh truy nã và phối hợp với các Cơ quan Cảnh sát quốc tế để khẩn trương truy bắt bị can Dương Trí Dũng. Đồng thời, Bộ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân đối tượng bỏ trốn, xem có lộ, lọt thông tin hay không, nếu có phải xử lý theo pháp luật”.

Bộ trưởng kiến nghị với Quốc hội và cơ quan chức năng, khi nghiên cứu sửa đổi Luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, cho phép cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và được phép điều tra bí mật đối với những cá nhân có những chứng cứ, dấu hiệu tội tham nhũng, để tránh trường hợp có những đối tượng bỏ trốn. Quy định này thì với tội phạm ma túy và xâm phạm an ninh quốc gia đã cho phép.

Về những hành vi tiêu cực, hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” của một số đại biểu nêu, Bộ trưởng thừa nhận: Vẫn còn một bộ phận cảnh sát giao thông vi phạm Điều lệnh Công an Nhân dân. Thái độ của Bộ Công an là nghiêm túc, chỉ đạo xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm để giáo dục, răn đe. Xem xét trách nhiệm của cả cán bộ quản lý.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi cử tri cả nước và báo chí tiếp tục cung cấp những thông tin về hiện tượng cảnh sát vi phạm, tiêu cực để xác minh xử lý; người dân hãy ủng hộ chúng tôi cương quyết xử lý những vi phạm giao thông; mọi người không nên dùng tiền, hàng để đưa cho cảnh sát giao thông khi mình vi phạm”.


Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

Thanh Hoá: “Truy vấn” Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư về “gia hạn” các dự án chậm tiến độ

(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.

Văn Thanh

20:01 13/12/2024
Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm