Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/04/2016 - 19:01
(Thanh tra)- Hôm nay (25/4), phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc nghị quyết quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND. Theo đó, quyết định giữ nguyên mức hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp như 10 năm trước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, dự toán ngân sách đã ban hành, nếu quyết định tăng hệ số mức hoạt động phí đối với đại biểu HĐND làm tăng NS là không đúng. Ảnh: Thảo Nguyên
Tăng thêm 21.903 đại biểu, ngân sách lo khoảng 1461 tỷ đồng/năm
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, mức tiền hoạt động phí đã được điều chỉnh tăng theo mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) từ 290.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng, tăng thêm 296,5% (ngân sách Nhà nước chi tiền hoạt động phí năm 2015 là 1.292,6 tỉ đồng cho 302.648 đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
Dự kiến tổng số đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 khoảng 324.551 đại biểu (tăng 21.903 đại biểu so với nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tổ chức lại HĐND ở huyện, quận, phường của 10 tỉnh, TP và do tăng dân số), trong đó có 3.842 đại biểu cấp tỉnh, 25.140 đại biểu cấp huyện và 295.569 đại biểu cấp xã.
Ông Tân tính toán, khi điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1.210.000 đồng/tháng thì quỹ hoạt động phí cũng tăng tương ứng. Như vậy, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) chi cho hoạt động phí của 324.551 đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 khoảng 1.461,4 tỷ đồng/năm (tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng).
Để bảo đảm tương quan với mức phụ cấp trách nhiệm cấp ủy viên, Chính phủ đề nghị giữ nguyên mức hoạt động phí hiện hành tại Nghị quyết số 753/2005. Đại biểu HĐND (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng theo mức: cấp xã hệ số 0,3 mức lương cơ sở; cấp huyện hệ số 0,4 mức lương cơ sở; cấp tỉnh hệ số 0,5 mức lương cơ sở.
Làm tăng ngân sách là không đúng
Có ý kiến cho rằng, nếu giữ nguyên như hơn 10 năm trước như vậy sẽ chưa thực sự khuyến khích đại biểu HĐND hoạt động tích cực, hiệu quả. Song nhiều ý kiến băn khoăn vì NSNN phải bố trí tăng thêm khoảng 471,2 tỷ đồng/năm và mức hoạt động phí của đại biểu HĐND sẽ phát sinh bất hợp lý cao hơn với mức phụ cấp trách nhiệm của cấp ủy viên tại Quy định số 169 ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, để tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, yếu tố quan trọng là con người. Có một thực tế, cán bộ không bố trí được vào đâu nữa thì đưa vào HĐND. Điều này mới là vấn đề cần quan tâm, phải làm sao để đưa người có năng lực vào HĐND. Hơn nữa, dự toán ngân sách đã ban hành, nếu quyết định tăng hệ số mức hoạt động phí đối với đại biểu HĐND làm tăng ngân sách là không đúng.
Sau khi thảo luận, cân nhắc, để không phá vỡ tổng thể chung, UBTVQH quyết định đồng ý với phương án trình của Chính phủ, tức là giữ nguyên mức hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp như 10 năm trước. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nghị quyết này không dừng lại ở đây. Bộ Nội vụ cần tiếp tục nghiên cứu và sẽ xem xét lại sau khi rà soát chính sách, thực hiện cải cách tiền lương.
Đại biểu không chuyên trách được chi trả tiền công theo ngày
Liên quan đến việc chế độ tiền công lao động đối với đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết: Ban tán thành bổ sung chế độ đối với đại biểu HĐND ở cấp tỉnh, huyện, xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Việc trả tiền công lao động đối với những ngày thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND cho đại biểu HĐND không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương hoặc chế độ trợ cấp hàng tháng từ NSNN là hợp lý và công bằng. UBTVQH tán thành điều này với tỷ lệ 100%.
Các trường hợp là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND cấp xã: 0,1 mức lương cơ sở/ngày; đại biểu HĐND huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày; đại biểu HĐND cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày.
Nghị quyết cũng không khống chế thời gian, mà chi trả chế độ, chính sách đối với đại biểu HĐND theo thực tế thời gian tham gia kỳ họp HĐND hoặc tham gia các hoạt động giám sát theo giấy triệu tập của Thường trực HĐND. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về tờ trình của Chánh án TAND Tối cao về các nội dung: Trang phục và Chứng minh thư của thẩm phán TAND; chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong TAND theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014; bổ sung tạm thời về biên chế, số lượng thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình và tiến hành phiên bế mạc.
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Trung Hà
20:45 11/12/2024Trung Hà
20:43 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên