Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vệ sinh an toàn thực phẩm có được kiểm soát?

Thứ ba, 06/07/2021 - 06:37

(Thanh tra)- Báo Thanh tra vừa nhận được đơn phản ánh của công dân về việc các quầy bán hàng thịt lợn và thịt gia cầm, gia súc trên địa bàn thành phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Các hộ kinh doanh đang bán hàng trên đường Trần Thuật Duật. Ảnh: KT

Để hiểu rõ nội dung phản ánh trên, phóng viên Báo Thanh tra đã có buổi làm việc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng. Phó Chi cục Trưởng Bùi Văn Luyện cho biết: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được cấp giấy chứng nhận đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh ATTP.

Các cơ sở giết mổ tập trung trên đều được đầu tư xây dựng đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, về trang thiết bị, xử lý chất thải, quy trình giết mổ, nước sử dụng trong giết mổ, quy trình vệ sinh và được cấp giấy Chứng nhận của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, quận.

Các sản phẩm giết mổ có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y của chi cục, chỉ kiểm soát giết mổ được 25% lượng thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn thành phố khoảng 330-450 con lợn/ngày, tương đương 23-32 tấn thịt lợn cung cấp cho các chợ trên địa bàn các quận, huyện và các siêu thị, bếp ăn thập thể.

Về gia cầm kiểm soát giết mổ được 2.000-5.000 con gia cầm/ngày tương đương 3-8 tấn thịt gia cầm cung cấp cho các siêu thị, bếp ăn tập thể trong và ngoài thành phố.

Trong khi đó, trên địa bàn thành phố nhu cầu về thịt lợn là 2.500 con/ngày, tương đương từ 175-200 tấn thịt lợn/ngày, thịt gà từ 45.000-50.000 con/ngày, tương đương 50-100 tấn thịt gà/ngày.

Ngoài 6 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn thành phố ra còn có 1.084 hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm phân tán khắp các huyện, quận.

Các hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chủ yếu giết mổ từ 1-3 con trâu bò/ngày, 1-3 con lợn/ngày và 10 - 20 con gia cầm/ngày.

Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên đều xây dựng trái phép chủ yếu do 1 hộ gia đình tổ chức giết mổ, có diện tích chật hẹp ≤ 20m2 chỉ là một khoảng trống, ô quầy trong chợ hoặc tận dụng một phần sân, nhà ở, ngõ hẻm, không đủ không gian cho quá trình giết mổ, không phân chia khu sạch và khu bẩn riêng biệt; hoạt động tự phát, trái phép, không khai báo với chính quyền địa phương, không có đăng ký kinh doanh; không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không được Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản kiểm tra, thẩm định, cấp giấy chứng nhận ATTP và không được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ theo quy định.

Các cơ sở nhỏ lẻ trên hoạt động giết mổ thường diễn ra tập trung vào khoảng thời gian từ 2 - 6 giờ sáng hàng ngày.

Nguồn gia súc, gia cầm đưa vào các hộ kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu do thương lái thu gom từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố hoặc mua từ các tỉnh khác chuyển về không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt, nhiều trường hợp giết mổ tiêu thụ gia súc, gia cầm mắc bệnh tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố và lây lan dịch bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng cộng đồng.

Tổng số gia súc, gia cầm giết mổ tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố khoảng 800-1.000 con lợn/ngày, tương đương 56 - 70 tấn, 15.000-16.000 con gia cầm/ngày tương đương 22-40 tấn, 30-40 con trâu, bò/ngày, không được kiểm soát giết mổ theo quy định; được tiêu thụ tại các chợ dân sinh ngoại thành và các chợ cóc, chợ tạm khu vực nội thành thành phố.

Qua quan sát của phóng viên Báo Thanh tra trên đường Trần Thuật Duật, đường Nguyễn Khuyến, đường An Đà thuộc quận Ngô Quyền và đường Cầu Cáp, đường Dư Hàng, đường Chợ Con thuộc quận Lê Chân thấy rất nhiều hàng quán bán đủ các mặt hàng: Từ lương thực thực phẩm như rau, củ, quả, thịt lợn, thịt gà, cá tôm, gạo, ngô, khoai, sắn đến các mặt hàng hoa quả, đồ ăn vặt đủ thể loại được bầy bán tràn lan trên vỉa hè lấn xuống lòng đường.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Trại Cau, quận Lê Chân cho biết: Trên địa bàn  phường có 160 cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, trong đó có đường Chợ Con do phường quản lý.

Qua công tác kiểm tra tại 96 cơ sở về điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất, nguồn gốc sản phẩm, quy trình chế biến và bảo quản sản phẩm, có 84 cơ sở vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 6,5 triệu đồng.

Làm việc với phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, được bà Ngô Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch UBND phường Cầu Đất cho biết: Trên địa bàn phường có chợ Cố Đạo nằm trên đường Trần Thuật Duật và đường Nguyễn Khuyến có 22 quầy thịt lợn và gia súc, gia cầm, bán hàng ngày.

Về việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh ATTP, UBND phường có kết hợp đi với đoàn kiểm tra liên ngành của quận kiểm tra các quầy bán hàng trong chợ Cố Đạo bán. Theo kế hoạch chung của UBND quận Ngô Quyền 1 năm đi kiểm tra 4 lần vào dịp Tết, tháng 5, tháng 8 và đợt tháng hành động vì ATTP năm.

UBND phường đã triển khai ký cam kết đối với các cơ sở thức ăn đường phố.

Các ngành hàng thực phẩm tươi sống đa số các phường trên địa bàn thành phố chưa triển khai ký cam kết về ATTP, do các cơ sở đang hoạt động đa số quy mô nhỏ lẻ, khó kiểm soát các điều kiện về ATTP; nhân lực làm công tác ATTP mỏng, kiêm nhiệm, nhiệm vụ chuyên môn nặng nề, nghiệp vụ chuyên môn về ATTP hạn chế, đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỷ lệ các cơ sở kiểm tra, hậu kiểm ATTP còn thấp.

Việc tuân thủ quy định đảm bảo ATTP ở nhóm đối tượng này chưa cao dẫn đến nguy cơ mất ATTP.

Ông Bùi Văn Luyện, Phó Chi cục Trưởng Chi Cục chăn nuôi và Thú y cho biết thêm, trên địa bàn thành phoó có 1.084 hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm phân tán khắp các huyện, quận, hoạt động giết mổ thường diễn ra tập trung vào khoảng thời gian từ 2 - 6 giờ sáng hàng ngày, để kiểm soát giết mổ đúng quy trình theo quy định tại tất cả 1.084 hộ kinh doanh giết mổ cùng một thời điểm nêu trên cần có đội ngũ 1.084 cán bộ thú y, việc này không phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Do số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn các quận, huyện biến động liên tục nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Trước thực trạng trên, để quản lý hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh ATTP, an toàn dịch bệnh, bảo vệ sản xuất chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải pháp căn cơ và hiệu quả nhất là thực hiện giết mổ tập trung có sự kiểm soát của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Kim Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024
Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.

Trần Trung

11:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm