Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Chủ nhật, 11/08/2024 - 23:05
(Thanh tra) - Liên quan đến việc bò sữa tại huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng chết bất thường sau khi tiêm vắc xin của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco, số lượng bò chết lại tiếp tục tăng khiến người dân lo lắng.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học có buổi làm việc với các địa phương, sở, ngành có liên quan về tình hình triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và cứu chữa đàn bò bị nhiễm bệnh tiêu chảy trên địa bàn tỉnh. Ảnh: CTV
Theo thống kê, lũy kế đến hết ngày 11/8, hiện có gần 5000 con bò bị nhiễm bệnh. Số lượng bò chết tăng lên hơn 200 con, phát sinh thêm 1 địa phương là huyện Lâm Hà xuất hiện bò có dấu hiệu bị bệnh.
Theo ông Phạm Phi Long, Chi Cục trưởng, Chi cục chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, ngay khi tỉnh công bố và triển khai phác đồ điều trị cho bò bệnh thì hiện có 45% số bò bệnh đang dần phục hồi, điều này chứng tỏ phác đồ điều điều trị cơ bản đã đáp ứng được tình hình cứu chữa bò đang bị bệnh.
Cũng theo ông Long, đây là lần đầu tiên vắc xin này được tiêm trên bò sữa tại Lâm Đồng, các quy trình bảo quản, tiêm vắc xin cho bò đã được rà soát lại, bên cạnh đó cũng đề nghị kiểm nghiệm vắc xin ở đơn vị thứ 3 để mang tính khách quan.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã cũng đã thành lập tổ công tác đặc biệt, với tinh thần tập trung tổng lực cứu chữa bò bị bệnh, tổ công tác đặc biệt túc trực liên tục tại địa phương để hỗ trợ kịp thời, có giải pháp tại chỗ phù hợp theo tiến triển hình hình bò bệnh.
Liên quan đến sự việc trên, chiều 11/8, ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có buổi làm việc với các địa phương, sở, ngành có liên quan về tình hình triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và cứu chữa đàn bò bị nhiễm bệnh tiêu chảy trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, quyền Bí thư Tỉnh ủy đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương tiếp tục cách ly, phân loại để dễ điều trị bò bệnh, rà soát đội ngũ thú y, tập trung nhân lực, vật lực tăng cường từ các huyện khác sang hỗ trợ cho các địa phương có bò bệnh. Trong tình thế khẩn cấp, phải hỗ trợ hết sức cho người dân, cung cấp đầy đủ thuốc đảm bảo cứu chữa bò bệnh, lan tỏa phác đồ điều trị đến người dân, bằng mọi cách hạn chế thấp nhất số bò bị chết.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học yêu cầu các cơ quan liên quan xem xét lại quá trình giao nhận, bảo quản vắc xin, quy trình đấu thầu qua mạng để đề xuất kiến nghị cho phù hợp vì liên quan đến thuốc - vắc xin. “Đồng thời, đưa ra phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt. Phải đặt quyền lợi, tài sản của người dân là trên hết, không để người dân bị thiệt thòi và có các kịch bản phù hợp để người dân nhanh chóng ổn định sản xuất”, quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.
Ghi nhận của phóng viên, tại gia đình bà Huỳnh Thị Kim Phương, thôn Lạc Nghiệp, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, có 76 con bò sữa bị bệnh, 2 con đã chết. Theo bà Phượng, tình trạng trên xảy ra chỉ sau 2 ngày tiêm vắc xin của Công ty Navetco.
“Sau khi tiêm vắc xin tự nhiên bò lơ ăn, nguyên một bò bị sốt hết, có con tiêu chảy ra máu, có con tiêu chảy nước đen giống như nước bùn, 2 con đã bị chết hiện. Hiện gia đình đang rất lo lắng cho số bò còn lại. Thôn chúng tôi có mấy chục hộ bị tình trạng như vậy, nhưng có một số hộ không tiêm vắc xin thì bò không bị sao”, bà Phượng lo lắng chia sẻ.
Tương tự, gia đình chị Trần Thị Lựu, địa chỉ xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cho biết, tổng đàn bò nhà chị có 42 con, ngày 19/7 đàn bò được tiêm vắc xin, sau khi tiêm vắcxin bò có triệu chứng bị sốt, tiêu chảy, bỏ ăn. Đến nay đã chết 3 con và hiện tượng bò đang sốt trở lại, có con sốt 40 độ, gia đình chị đang rất lo lắng.
Một con bò cho thu hoạch khoảng 30 lít sữa/ngày, giá sữa bán ra là 15.500 đồng/lít, từ khi xảy ra dịch bệnh là hơn 10 ngày, việc bò bị bệnh và chết như vậy thiệt hại cho gia đình chị Lựu là rất lớn.
Liên quan đến sự trên, ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã dẫn đầu đoàn công tác vào kiểm tra thực tế và chỉ đạo triển khai phòng chống bệnh tiêu chảy tại huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương. Sau khi kiểm tra tình hình thực tế một số chuồng trại tại 2 huyện trên, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung một số nhiệm vụ chính.
Trả lời với báo chí chiều nay (11/8), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, số lượng tiêm vắc xin là gần 9.000 con, thì số con bị bệnh trong số 9.000 con được tiêm là 4.900 con. Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định việc tiêm vắc xin là có sự ảnh hưởng. Hiện nay, các đơn vị đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gene để kết luận nguyên nhân.
Theo tìm hiểu của PV Báo Thanh tra, đơn vị cung cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho tỉnh Lâm Đồng là Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco. Theo thông tin mà doanh nghiệp tự giới thiệu (navetco.com.vn), tiền thân của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco là Viện Quốc gia Vi trùng học, là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào năm 1955.
Tổng giá trị gói thầu hơn 13,6 tỷ đồng, do liên danh Navetco - Amavet - IVRD - Vetvaco -Cenpharco trúng thầu. Theo đó, Navetco là Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco; Amavet - Công ty Cổ phần kinh doanh Thuốc Thú Y Amavet; IVRD- Phân viện Thú y miền Trung; Vetvaco - Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y Trung ương Vetvaco; Cenpharco- Công ty Cổ phần Hoá dược Trung ương.
Gói thầu trên được tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, thời điểm mở thầu, chỉ có liên danh nhà thầu Navetco - Amavet - IVRD - Vetvaco - Cenpharco tham dự và trúng thầu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên