Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quảng An: Nhếch nhác quy hoạch

Thứ ba, 26/07/2022 - 16:12

(Thanh tra) - Theo bản đồ quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, có 3 khu vực được quy hoạch làm đất công cộng và đất cây xanh trong tương lai.

Nhếch nhác đất quy hoạch

Theo quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 ở quận Tây Hồ được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 8/8/2014, phường Quảng An có 3 khu vực được quy hoạch làm đất công cộng và đất cây xanh trong tương lai gồm: Khu vực Ao Chùa - Đầm Trị; ô đất cuối đường Tây Hồ - Quảng Bá; một phần đường Đặng Thai Mai và Âu Cơ - khu vực gần chùa Tứ Liên.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân từ nhiều năm nay, trên địa bàn phường Quảng An, nhất là xung quanh khu vực được quy hoạch xuất hiện tình trạng các hàng quán tạm bợ “mọc” lùm xụp, nhếch nhác, vi phạm trật tự xây dựng, gây mất mỹ quan đô thị.

Ngay tại trục đường Quảng Bá, men theo bờ Hồ Tây, vị trí có “view” đẹp nhất nhì khu vực, loạt công trình tạm được dựng khung sắt, quây lợp bằng tôn ngang nhiên “mọc” trên khu đất quy hoạch. Lợi dụng vị trí giáp mặt hồ, quanh khu vực dân cư, hàng quán tập trung đủ loại: từ giải khát đến hàng nhậu, từ tạp hóa đến quán ăn…

Và chắc chắn, khó có thể đòi hỏi những chủ cơ sở này giấy phép xây dựng hay quản lý PCCC vì rõ ràng, việc xây dựng trên đất đã có quy hoạch này là hoàn toàn sai phép.

Tại khu vực này còn tồn tại một sân bóng đá tại số 56 đường Tây Hồ, cũng nằm ngay trên đất quy hoạch. Người dân cho biết, từ năm 2020 đã có nhiều phản ánh về quá trình hoạt động trái phép của sân bóng số 56 Tây Hồ, tuy nhiên không hiểu sao sân bóng vẫn tồn tại mà không bị chính quyền sở tại xử lý dứt điểm?

Tương tự, dọc đường Đặng Thai Mai (đoạn từ Xuân Diệu đến đầu ngõ 12 Đặng Thai Mai, phường Quảng An) cũng nằm trong khu vực có quy hoạch đất cây xanh. Dù đã được dựng hàng rào tôn xanh từ nhiều năm nay, nhưng vẫn bị người dân “xé toạc” để làm quán quán cơm bình dân, quán nước giải khát, gửi/rửa xe… tạm bợ bằng tôn, bạt.

Một người dân trong khu vực cho hay: “Người ta xẻ tạm hàng rào tôn, dựng vách tôn, che bạt tạm để buôn bán cũng lâu rồi. Khi thấy có phường đi kiểm tra, họ lại thu dọn vào. Đến khi phường đi qua, lại bày ra. Lâu rồi thành quen, chả thấy ai nhắc nhở gì nữa”.

Đặc biệt, cũng trong phần đất quy hoạch làm đất công cộng và đất cây xanh trong tương lai, hiện trạng khu vực Ao Chùa - Đầm Trị cũng khiến người dân cảm thấy khó hiểu, khi nhiều công trình tạm bợ “mọc như nấm sau mưa” mà không thấy chính quyền có biện pháp ngăn chặn, xử lý?

Liên quan đến những công trình này, ngày 30/5/2017, UBND TP Hà Nội đã có Công văn 2643/UBND-TKBT về việc kiểm tra, xử lý thông tin về vi phạm trâth tự xây dựng tại phường Quảng An, quận Tây Hồ để kiên quyết ngăn chặn, xử lý sai phạm, cùng với đó yêu cầu xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.

Đến những công trình “lạc lõng”

Thực tế, UBND TP Hà Nội đã có những văn bản quy định rất rõ ràng liên quan đến các công trình xây dựng quanh Hồ Tây.

Theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND về quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 ở quận Tây Hồ đã quy định: Đối với khu vực dân cư hiện có thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam áp dụng đối với nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và các quy định khống chế tại đồ án bao gồm: Tầng cao tối đa 5 tầng. Đối với khu vực làng xóm kiểm soát đặc biệt không xây dựng cao quá 3 tầng (12m).

Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt quán xá nhếch nhác, lùm xụp, không khó để nhận thấy những công trình nhà ở “cao lớn bất thường” len lỏi trong khu vực dân cư trên địa bàn phường Quảng An. Điển hình là công trình tại địa chỉ số 26-28, ngõ 5 phố Từ Hoa.

Đối chiếu theo quyết định trên đối với các tuyến phố bao quanh mặt nước ven Hồ Tây như: Phố Từ Hoa thuộc phường Quảng An các bất động sản chỉ được xây cao tối đa là 12m tức 1 - 3 tầng. Tuy nhiên, quan sát từ xa bằng mắt thường có thể thấy rõ, công trình số 26-28, ngõ 5 phố Từ Hoa sừng sững vượt lên hẳn so với khu dân cư, cao hơn so với con số 12m rất nhiều.

Không vậy, tình trạng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp cũng là vấn nạn trên địa bàn phường Quảng An. Điển hình, khu vực tổ 1, cụm 18, đường Quảng Bá (phường Quảng An), tình trạng nhà kho, nhà hàng, nhà ở được xây dựng trên nền đất nông nghiệp cũng xuất hiện nhan nhản.

Không chỉ thế, từ lâu khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc địa bàn phường Quảng An còn được người dân ví von giống như “thiên đường” cho các công trình không phép, trái phép “mọc” trên nền đất nông nghiệp.

Rõ ràng, các cơ quan chức năng sở tại cần có những biện pháp quyết liệt hơn để quản lý quy hoạch chung, tránh tính trạng lộn xộn, gây mất cảnh quan đô thị. Xa hơn nữa, rất cần một quy hoạch chi tiết, cụ thể hơn quy hoạch phân khu A6, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ gần 10 năm trước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm