Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát hiện bất ngờ về liên quan giữa râu tóc và kích thước 'cậu nhỏ'

Thứ sáu, 12/04/2019 - 15:24

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Australia công bố một kết quả nghiên cứu bất ngờ, theo đó một người đàn ông "chỉ có thể có vẻ ngoài hấp dẫn hoặc bộ phận sinh dục lớn, chứ hiếm khi có được cả hai."

Nghiên cứu về kích thước tinh hoàn tập trung vào hơn 100 loài linh trưởng. (Nguồn: dailymail.co.uk)

Theo một nghiên cứu mới đây, những người đàn ông có tóc và râu dài có thể có tinh hoàn nhỏ hơn so với những người có ít râu tóc.

Nghiên cứu này khám phá ra rằng loài người, cũng như hơn một trăm loài linh trưởng khác, phải đối mặt với một vấn đề tiến hóa nan giải liên quan đến bộ phận sinh dục.

Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Australia, những người thực hiện nghiên cứu này, cho biết một người đàn ông "có thể có vẻ ngoài hấp dẫn hoặc có bộ phận sinh dục lớn, nhưng hiếm khi có được cả hai điều đó."

Các loài động vật có thể bỏ công sức để thu hút bạn tình bằng những chiếc bờm lông hay bộ râu ấn tượng, hoặc dành sức lực đó cho việc phát triển bộ phận sinh dục.

Điều này có nghĩa là những người đàn ông có râu ria rậm rạp và tóc dài nhiều khả năng có tinh hoàn nhỏ hơn so với những đồng loại "nhẵn nhụi" hơn.

Với các loài linh trưởng còn lại, sự đánh đổi này được biểu hiện dưới những hình thức như cặp mông đỏ của khỉ đầu chó hay vẻ ngoài đơn giản và những cặp tinh hoàn lớn ở những loài ít ấn tượng hơn.

Tiến sỹ Cyril Grueter, nhà linh trưởng học kiêm đồng tác giả nghiên cứu cho biết kích cỡ tinh hoàn có sự khác biệt lớn và có liên quan đến ngoại hình của nam giới.

"Một số loài linh trưởng được trang bị những công cụ hào nhoáng như râu, bờm, mũi hay cặp má nổi bật, cũng như vô số màu sắc trên gương mặt và bộ lông của chúng," ông nói. "Ngược lại, những loài khác trông khá buồn tẻ." "Phát hiện này cho thấy rõ rằng bạn có thể có vẻ ngoài hấp dẫn hoặc có bộ phận sinh dục lớn, nhưng khó mà có được cả hai cùng lúc."

Nghiên cứu về kích thước tinh hoàn tập trung vào hơn 100 loài linh trưởng và phát hiên ra rằng giữa các loài có sự khác biệt đáng kể về bộ phận này.

Ở những loài có tinh hoàn nhỏ nhất, bộ phận này chỉ bằng cỡ một hạt tiêu, trong khi kích thước này ở những loài có tinh hoàn lớn nhất thì bằng một quả bóng tennis.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những con đưc thu hút bạn tình bằng việc nuôi dài lông tóc sẽ không còn đủ năng lượng để đầu tư vào bộ phận sinh dục.

Họ lựa chọn nghiên cứu kích thước tinh hoàn của linh trưởng vì có sự khác biệt đáng kể giữa các quần thể khác nhau. Một trong những lý do dẫn đến sự mâu thuẫn này, theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, là vì việc cố gắng đạt được cả hai tiêu tốn quá nhiều năng lượng.

Tiến sỹ Guerter giải thích rằng mọi con đực đến phấn đấu vì cùng một mục tiêu là được làm bố. "Nhưng không phải tất cả đều có thể có được điều mình muốn. Vậy chúng phải làm sao? Bên cạnh lựa chọn đơn giản là lao vào đánh nhau, chúng có thể tạo ra những thứ gọi là 'huy hiệu địa vị' - những vật trang sức sặc sỡ giúp chủ nhân của chúng lấn át những con đực khác, từ đó kiểm soát sự tiếp cận với những con cái.

Và nếu con đực không thể ngăn việc có quá nhiều kẻ tiếp cận bạn tình của mình, nó có thể bù đắp bằng việc phóng ra thật nhiều tinh trùng để nhấn chìm tinh trùng của đối thủ."

Nghiên cứu về kích thước tinh hoàn tập trung vào hơn 100 loài linh trưởng. (Nguồn: dailymail.co.uk)

Tại sao tinh hoàn lại nằm bên ngoài cơ thể?

Việc để cho một cơ quan sinh sản quan trọng của nam giới tiếp xúc với những yếu tố bên ngoài cơ thể dường như là một lựa chọn phản trực giác.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết để lý giải vì sao tinh hoàn không được cất giấu một cách an toàn trong cơ thể. Kiểm soát nhiệt độ là câu trả lời rõ ràng nhất.

Tinh trùng được sản xuất hiệu quả nhất ở mức 35 độ C, tức là thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt bên trong cơ thể con người. Các cơ quan nội tạng hoat động tốt nhất ở nhiệt độ 37 độ C, bao gồm não và thận, đều được bảo vệ bởi xương bên trong khoang cơ thể.

Tuy nhiên, có một số sự bất đồng trong cộng đồng khoa học về luận điểm nhiệt độ này. Đó là không rõ tinh hoàn bị hạ xuống vì chúng cần được làm mát hơn phần còn lai cơ thể, hay chính vì nằm ở bên ngoài nên chúng đã tiến hóa để hoạt động ở mức nhiệt độ đó. Luận điểm nhiệt độ này bắt nguồn từ Đại học Cambridge những năm 1890.

Nhà khoa học Joseph Griffiths đã thử nghiệm trên những con chó bằng cách nhét lại tinh hoàn của chúng vào bụng và khâu cố định lại. Chưa đầy một tuần sau, Griffiths phát hiện ra tinh hoàn đã bị thoái hóa, các tiểu quản nơi diễn ra quá trình sản sinh tinh trùng co hẹp lại, và tinh trùng gần như mất dạng. Ông cho rằng hiện tượng này xảy ra là do nhiệt độ bên trong cơ thể cao hơn, từ đó rút ra giả thuyết này.

Nghiên cứu về kích thước tinh hoàn tập trung vào hơn 100 loài linh trưởng. (Nguồn: dailymail.co.uk)

Nghiên cứu này đã được Carl Moore thuộc Đại học Chicago tiếp nối trong những năm 1920. Dựa trên công trình của Charles Darwin, Moore lý luận rằng khi thú có vú chuyển từ động vật máu lạnh sang động vật máu nóng, nhiệt độ bên trong cơ thể đã kìm hãm đáng kể việc sản sinh tinh trùng.

Những con đực sinh ra với tinh hoàn nằm bên ngoài cơ thể trở thành những kẻ truyền giống thành công nhất và đã truyền lại vật chất di truyền của mình nhằm bảo tồn đặc điểm này.

Tuy nhiên, những người phản đối giả thuyết này đã chỉ ra rằng nhiều loài động vật có vú vẫn giữ tinh hoàn bên trong cơ thể và tiếp tục sinh sản thành công.

Nhiều loài có vú với tinh hoàn nằm bên trong, như voi hay chim, có nhiệt độ bên trong cơ thể cao hơn so với loài người và linh trưởng - đây cũng là lý do làm lung lay giả thuyết về nhiệt độ.

Một số học giả tin rằng nhiệt độ thấp hơn có thể ngăn DNA đột biến, trong khi số khác tin rằng viêc giữ tinh trùng ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt giúp cho hơi ấm của âm đạo hoạt động như một tín hiệu kích hoạt với tinh trùng.

Có thể giải thích hiện tượng tinh hoàn nằm bên ngoài cơ thể bằng giả thuyết "khuyết tật," tức là nếu một con cái phải chọn giữa hai con đực đã chiến thắng mọi đối thủ khác, nó sẽ chọn con phải vượt qua những thử thách cam go nhất - với ẩn ý rằng đó là con có sức mạnh lớn hơn.

Ví dụ, leo lên đỉnh Everest là một thành tích ấn tượng, nhưng leo lên đó với một tay bị trói sau lưng chắc chắn còn ấn tượng hơn rất nhiều.

Giả thuyết gây tranh cãi này giúp giải thích một số hiện tượng tiến hóa khó hiểu, như bộ lông sặc sỡ của những con chim đực và những tiếng hót dường như được thiết kế để thu hút những kẻ săn mồi.

Nếu giả thuyết khuyết tật là chính xác, những gene quy định bìu tinh hoàn đã được truyền lại vì việc có khả năng hoạt động khi các cơ quan quan trọng này treo lủng lẳng bên ngoài cơ thể là điểm gây ấn tương với những bạn tình tiềm năng./.

Theo Mai Nguyễn (Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm