Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Hòa
Thứ hai, 08/11/2021 - 18:46
(Thanh tra) - Ở vùng miền núi huyện Bác Ái, bà con đồng bào dân tộc tiểu số (DTTS) Raglai gọi anh Pi Năng Xuyến (34 tuổi), Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Ma Lâm, xã Phước Tân với cái tên thân thương là anh Xuyến “2 giỏi”. Anh Xuyến là người năng động, nhiệt huyết và đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, đồng thời là tấm gương tiêu biểu trong làm kinh tế giỏi.
Bằng thay đổi tư duy và cách thức làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, nên các vụ ngô sản xuất anh Xuyến luôn thu hoạch nâng suất cao. Ảnh: Thanh Hòa
Bác Ái là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 50 km. Trong đó: Phía Đông giáp huyện Ninh Hải; phía Tây giáp huyện Ninh Sơn; phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng; phía Nam giáp TP Phan Rang - Tháp Chàm và hai huyện Ninh Hải và Ninh Sơn.
Huyện Bác Ái có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã Phước Đại, Phước Thành, Phước Chính, Phước Trung, Phước Thắng, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hoà và Phước Bình. Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Phước Đại. Tính đến nay, toàn huyện có hơn 6.536 hộ với 28.486 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai (chiếm trên 90%). Trong đó, xã Phước Tân hiện nay là xã nghèo “30a”, dân số trên 90% là đồng bào Raglai.
Là Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, anh Pi Năng Xuyến luôn mong muốn vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Sau khi lập gia đình năm 2017, anh Pi Năng Xuyến đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bác Ái để bắt đầu lập nghiệp. Nhằm phát huy vốn “đẻ” vốn nhanh, anh Xuyến đã chủ động liên hệ địa phương tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc cây trồng, giống vật nuôi, đồng thời áp dụng các kiến thức vào thực tế khi sản xuất.
Anh Xuyến tâm sự: “Bà con đồng bào Raglai ở đây quá quen với cách canh tác truyền thống, bởi vậy hiệu quả mang lợi nhuận kinh tế rất thấp. Phải thay đổi tư duy và cách thức làm nông nghiệp theo hướng hiện đại thì nông dân mới có thu nhập cao và bền vững được. Hiểu được điều đó, tôi cố gắng trau dồi học hỏi các kỹ thuật mới để khi bắt tay vào sản xuất sẽ đạt năng suất và chất lượng cao”.
Từ nguồn vốn vay năm 2017, anh sang nhượng 5 sào đất và trồng ngô tại địa phương. Thay vì phương pháp cũ cho năng suất 500 - 600 kg/sào thì với phương pháp mới có áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất bắp đã tăng gần gấp đôi, đạt 1 tấn/sào. Từ nguồn lãi thu được, anh Xuyến tiếp tục đầu tư sang nhượng thêm diện tích đất để nhân rộng mô hình trồng ngô, trồng điều và chăn nuôi bò, gà. Đến nay, anh Xuyến đã sở hữu gần 4 ha đất trồng ngô, 2 ha đất trồng điều và 5 con bò giống, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.
Thấy được mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều hộ dân đồng bào DTTS Raglai tại địa phương đã đến học hỏi kinh nghiệm và được anh hỗ trợ nhiệt tình về cách thức, phương pháp sản xuất mới. Qua đó, được anh giúp đỡ nhiều hộ dân đồng bào Raglai đã có sự biến chuyển trong sản, có thu nhập ổn định và trả nợ vay ngân hàng, trong đó có 4 hộ thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2020.
Phát huy vai trò là Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, anh Pi Năng Xuyến vận động, kêu gọi bà con đồng bào DTTS tích cực tham gia các phong trào, hoạt động do Mặt trận, địa phương phát động. Điển hình, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong đó, anh kêu gọi bà con tổ chức tổng vệ sinh môi trường định kỳ và xây dựng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp trong thôn; vận động bà con xây dựng chuồng trại, không chăn thả lợn rong, xây dựng nhà vệ sinh, nhờ đó mà diện mạo địa phương thêm phần khang trang và khởi sắc.
Đặc biệt, trong các đợt bùng phát dịch Covid-19, anh luôn là “hạt giống đỏ” nòng cốt tham gia các hoạt động, nhiệm vụ phòng, chống dịch của xã.
Anh Xuyến, cho biết: Ở công tác phòng, chống dịch, tôi cùng với các lực lượng luôn bám địa bàn, làm tốt việc tuyên truyền, vận động bà con, đặc biệt là đồng bào Raglai chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch; tham gia kiểm soát người dân từ vùng dịch trở về, người dân thực hiện cách ly y tế tại nhà, qua đó, góp phần cùng xã Phước Tân kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái đánh giá: Mặc dù mới đảm nhận vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Ma Lâm được thời gian ngắn, nhưng với kinh nghiệm từng là Trưởng Ban Quản lý thôn cùng với tinh thần ham học hỏi, vượt khó, nên mọi công tác liên quan đến Mặt trận nói riêng và của địa phương nói chung đều được anh Xuyến thực hiện rất tốt, qua đó tạo sự tín nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Anh Pi Năng Xuyến xứng đáng là tấm gương, là “thủ lĩnh” của thôn để cán bộ và nhân dân địa phương học tập, noi gương theo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà