Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều chính sách mới cho đồng bào người dân tộc

Trần Quý

Thứ sáu, 17/09/2021 - 14:59

(Thanh tra) - Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.

Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của đồng bào DTTS và MN ngày càng được nâng lên. Ảnh: TQ

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc, quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc tiếp tục được khẳng định và bổ sung nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN).

Nhiều chính sách dân tộc được triển khai trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả khả quan, đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa vùng đồng bào DTTS và MN ngày càng được nâng cao.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, ngày 19/6/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030.

Thời gian thực hiện chương trình là 10 năm, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.

Mục tiêu chương trình thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và MN so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025, giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nguyên tắc, giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất.

Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS; thực hiện phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”.

Phân cấp, trao quyền cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Đồng thời đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách Nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện chương trình.

Chương trình được thực hiện trên cơ sở tổ chức tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và 21 chương trình mục tiêu đang thực hiện, trên cơ sở đó xác định nội dung, đối tượng, địa bàn cụ thể triển khai thực hiện chương trình, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các chương trình.

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai chương trình.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, hoàn thiện cơ bản hệ thống chính sách dân tộc, bao gồm: Ban hành mới Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/2/2020 của Chính phủ; 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng 1 chương trình MTQG riêng cho vùng đồng bào DTTS và MN với tổng số vốn bố trí giai đoạn 2021 - 2025 hơn 134 nghìn tỷ đồng và 41 chương trình, chính sách mang tính chiến lược, có ý nghĩa quan trọng, tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và MN.

Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng đồng bào DTTS và MN khá cao, đạt bình quân 7% và tăng dần hàng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bước đầu hình thành vùng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS và MN từng bước được hoàn thiện, gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng bước nâng cao và đáp ứng nhu cầu của người dân. Hộ nghèo ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm nhanh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; bản sắc văn hóa của cộng đồng các DTTS được quan tâm bảo tồn, phát huy.

Trong giai đoạn tới, các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai thực hiện Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN trong năm 2021 theo đúng Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/2/2020 của Chính phủ.

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và MN và danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, làm cơ sở triển khai thực hiện chương trình.

Nhiều hô hình kinh tế mới của đồng bào DTTS và MN ra đời và phát triển: Ảnh: TQ

Một bản tái định cư của thủy điện Sơn La khang trang, sạch đẹp. Ảnh: TQ

Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp tốt, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực hiện chương trình ngay từ tháng 10/2021.

Liên quan đến chính sách đồng bào DTTS và MN, ngày 14/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, giai đoạn 2021 - 2025.

32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn bao gồm: La Hủ, Phù Lá, La Chí, Kháng, Hà Nhì, Xinh Mun, Co, Tà Ôi, Cơ Tu, Khơ Mú, Bru - Vân Kiều, M'Nông, Raglai, Xơ Đăng, Mông, S'tiêng, Gia Rai, Dao, Nùng, Tày, Sán Chay, Lào, Giáy, Giẻ Triêng, Mường, Bahnar, Hrê, Chăm, Ê Đê, Cơ Ho, Khmer, Mạ.

14 dân tộc có khó khăn đặc thù gồm: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cờ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha. Các dân tộc có khó khăn đặc thù này được tiếp tục thụ hưởng các chính sách áp dụng đối với các DTTS rất ít người đã ban hành và còn hiệu lực.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.

Trần Trung

17:51 22/11/2024
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm