Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ hai, 09/06/2025 - 17:17
(Thanh tra) - Thời gian gần đây, hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối và là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng. Đặc biệt, liên tiếp các đường dây sản xuất hàng giả bị triệt phá gần đây làm cho người tiêu dùng càng thêm bất an, hoang mang về chất lượng hàng hóa.
Khối lượng hàng giả bị cơ quan chức năng phát hiện ở Phú Thọ. Ảnh: IT
Đáng chú ý, khi những thông tin về đường dây sản xuất sữa bột giả chưa kịp lắng xuống thì lực lượng chức năng các địa phương lại tiếp tục phát hiện, triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả hay giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc trong dư luận.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái dần len lỏi vào gian bếp của mỗi gia đình, len lỏi qua mọi lĩnh vực, từ thực phẩm, dược phẩm đến đồ gia dụng cùng với sự bùng nổ của các nền tảng bán hàng trực tuyến và mạng xã hội càng khiến người tiêu dùng hoang mang, khó phân biệt thật – giả.
Chị Kim Tuyến (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bước qua tuổi 40, những năm gần đây chị dành gần 3 triệu đồng mỗi tháng cho các sản phẩm thực phẩm chức năng có liên quan đến hỗ trợ nội tiết tố, làm đẹp, hỗ trợ sức khoẻ… Ngoài ra, qua người quen, chị còn nhờ mua thêm các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng bổ sung cho mẹ chị bị tiểu đường.
Theo chị Tuyến, mỗi khi mua sản phẩm nào chị đều tìm hiểu kỹ thông tin và mua những địa chỉ có uy tín nhưng thực tế, bản thân chị cũng không thể kiểm chứng là hàng thật hay hàng giả. Những ngày qua thông tin về sản phẩm giả liên tục được cơ quan chức năng phát hiện khiến chị luôn thường trực nỗi lo sử dụng phải hàng giả và nguy cơ khi sử dụng thời gian quá dài. Do vậy, chị Tuyến mong các lực lượng chức năng kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng hóa lưu thông trên thị trường để người tiêu dùng được yên tâm.
Còn đối với gia đình chị Nguyễn Thị Len (Giao Thuỷ, Nam Định), vì gia đình chị đang nuôi con nhỏ nên những ngày qua thông tin về sữa giả khiến chị càng thêm lo lắng.
“Khi đọc được thông tin về danh sách các sản phẩm sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện, cả nhà tôi đều giật mình cùng nhau kiểm tra lại các dòng sữa đã từng mua về cho con dùng. May mắn là sữa con tôi đang dùng không có tên trong danh sách sữa già nhưng chúng tôi cũng không thể không hoài nghi về về chất lượng sữa trên thị trường hiện nay. Không biết còn bao nhiêu sản phẩm thực phẩm giả trên thị trường còn chưa được phát hiện, bây giờ thật giả lẫn lộn khiến tôi luôn cảm thấy bất an”, chị Len chia sẻ.
Các sản phẩm giả do Công ty TNHH Famimoto sản xuất vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: IT
Có thể thấy, trước vấn nạn thực phẩm giả, thuốc giả, sức khoẻ của người dân đang bị đe dọa. Nhiều đối tượng bất chấp tất cả để kinh doanh, trục lợi trên sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Hành vi này không chỉ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, mà còn hủy hoại nghiêm trọng niềm tin vào hệ thống pháp luật, vào năng lực quản lý nhà nước cũng như đạo đức kinh doanh.
Dù nhiều năm nay, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt để triệt phá các tổ chức, cá nhân làm hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các loại sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Các biện pháp chế tài cũng đã nghiêm khắc và đang có đề xuất tăng nặng. Đặc biệt, các nhà sản xuất, kinh doanh đều cam kết sản phẩm của mình hướng tới người tiêu dùng, vì người tiêu dùng, vậy tại sao hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn có chỗ để tồn tại và đơn vị nào sẽ là chịu trách nhiệm về những vụ việc như vậy?
Hiện nay, quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện rõ ràng tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Luật được đánh giá là bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, với những quy định cụ thể, rõ ràng.
Theo đánh giá, Luật đã mở rộng và cụ thể hóa các quyền cơ bản của người tiêu dùng: Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền được cung cấp thông tin chính xác, trung thực về hàng hóa, dịch vụ; quyền được lựa chọn, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây là cơ sở pháp lý để người tiêu dùng chủ động bảo vệ mình trước các hành vi vi phạm.
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây bức xúc trong dư luận, các cơ quan chức năng cũng đã và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, phân phối hàng giả, cũng như tăng cường tuyên truyền giáo dục về vấn đề này qua các kênh thông tin chính thống.
Về phía Bộ Y tế, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, để đảm bảo người dân được tiếp cận với các sản phẩm an toàn và chất lượng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Các cơ sở sản xuất phải đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu, tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của pháp luật về sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Cùng với đó, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là không thể thiếu. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm minh và thường xuyên. Đặc biệt, mỗi người dân cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự mình lựa chọn thực phẩm một cách thông thái.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Phạm Hường (Công ty Luật TNHH Gia Phạm) nhận định vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang diễn biến phức tạp, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm suy giảm lòng tin đối với thị trường chính ngạch.
Luật sư Phạm Hường khuyến nghị người tiêu dùng cần chủ động nâng cao nhận thức, lựa chọn sản phẩm từ nhà phân phối, đại lý có uy tín, kiểm tra kỹ các yếu tố pháp lý như giấy phép lưu hành, tem chống giả, mã QR truy xuất nguồn gốc, không ham rẻ… Đồng thời, cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm để góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền lợi chính mình và cộng đồng.
Được biết, Chính phủ đang tiến hành sửa Luật An toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thắt chặt quản lý và khắc phục những tồn tại hiện nay. Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường đầu tư về nhân lực và kinh phí cho công tác hậu kiểm.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh này, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý, phát hiện và xử lý sai phạm là hết sức cần thiết. Về phía người tiêu dùng cần chủ động bảo vệ mình, cần tỉnh táo, là những nhà tiêu dùng thông thái trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm cho bản thân và gia đình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đến dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy; các lãnh đạo tỉnh và gần 300 nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí của Trung ương và của tỉnh.
Trần Lê
(Thanh tra) - Ngày 18/6, Tổ công tác số 2 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Lai Vung và Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Tân Dương (mới) về công tác vận hành thử nghiệm và tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã mới.
Thu Huyền
Hải Hà
Phương Anh
Thu Huyền
T. Minh
Uyên Phương
Văn Thanh
Hoàng Minh
Trọng Tài
Mai Lê
Thái Hải
Trần Lê
Nam Dũng