Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người lao động có việc làm và thu nhập ổn định nhờ các lớp đào tạo nghề

Khoa Lê

Thứ hai, 10/04/2023 - 21:44

(Thanh tra) - Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã mở hàng trăm lớp đào tạo nghề cho người lao động như: May công nghiệp, điện tử, dịch vụ… từ đó người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo được có công việc và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được các công ty tuyển dụng vào làm việc và có mức thu nhập ổn định. Ảnh: Khoa Lê

Học viên học nghề vẫn được nhận tiền hàng tháng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh Ninh Thuận cho biết, từ năm 2010, Tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, đã có hơn 45.000 người sau khi học nghề có việc làm tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ... với thu nhập ổn định. Từ đó, chất lượng đời sống được nâng cao.

Ông Trần Trung Dũng, Phó Hiệu trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận cho biết, từ nhiều năm nay nhà trường đã mở nhiều lớp đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: May công nghiệp, chế biến thủy sản, kỹ thuật xây dựng… cho hàng ngàn lao động.

Hằng năm, trường đã kết nối, phối hợp với một số công ty trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH May Tiến Thuận, Công ty TNHH Thông Thuận… tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề lao động. Trong thời gian theo học, học viên được doanh nghiệp hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.

Ông Dũng nói: “Quý I/2023 chúng tôi đã tuyển sinh 1 lớp được 49 học viên với nghề may công nghiệp sơ cấp. Trong quá trình đào tạo, học viên sẽ được Công ty May Tiến Thuận hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. Sau khi tốt nghiệp các học viên sẽ được các công ty tuyển dụng vào làm việc và có mức thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/người/tháng”.

“Trong các năm từ 2020 -2022 mặc dù gặp khó khăn do dịch Covid-19 nhưng nhà trường cũng phối hợp với các công ty mở các lớp đào nghề giúp người lao động mất việc do dịch được có công việc ổn định, góp phần tăng thu nhập cho bản thân và gia đình”, ông Dũng cho biết thêm.

Chị Nguyễn Thị Minh Anh, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc vui vẻ cho biết: “Ngày trước tôi làm đủ thứ nghề nhưng cũng không đủ tiền lo cho gia đình. Sau khi được địa phương đưa đi học nghề và một công ty may trên địa bàn huyện giữ lại làm nên giờ đã có thu nhập ổn định, có khoản dư để lo cho gia đình”.

Mở rộng các lớp đào nghề cho bộ đội xuất ngũ, vùng dân tộc thiểu…

Ông Trần Đức Long, Phó giám Sở LĐ,TB&XH tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian tới, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong nước cũng như của nước ngoài.

Đặc biệt, xây dựng các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là ở các vùng nông thôn, trên cơ sở tổng kết, đánh giá những mô hình hiện có của Đoàn Thanh niên và các địa phương.

Chú trọng đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các nhóm đối tượng thanh niên đặc thù như bộ đội xuất ngũ, thanh niên, phụ nữ nghèo; thanh niên vùng dân tộc thiểu số….

Người lao động có công việc ổn định nhờ các lớp đào tạo nghề. Ảnh: Khoa Lê

Ông Long cho biết thêm, dự kiến trong năm 2023, sẽ đào tạo cho hơn 60% người lao động trong các làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức thông tin cơ bản.

Tuyển mới đào tạo nghề cho khoảng 9.500 người, trong đó, đào tạo dài hạn khoảng 1.000 người, tuyển mới trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 8.500 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 2.600 người…

Theo thống kê của Sở LĐ,TB&XH tỉnh Ninh Thuận, năm 2022 toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo nghề cho gần 11.000 người, đạt 120 % kế hoạch năm (nhóm ngành nông nghiệp là 2.347 người, chiếm 21,7%).

Đào tạo ngắn hạn cho hơn 10.000 học viên/8.000 chỉ tiêu, đạt 125 %, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 2.913/2600, đạt 112%.

Ông Trần Đức Long, Phó Giám Sở LĐ,TB&XH tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Đối với ngành phi nông nghiệp, trong năm 2022 đào tạo được 20 lớp/611 người, thu nhập bình quân của người lao động sau học nghề từ 4,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng/tháng”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm