Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/03/2014 - 14:02
(Thanh tra) - Với chiếc xuồng ba lá, một cái thau nhựa lớn, một chiếc vợt vải mùng, hàng ngày, ngư dân cào trùn chỉ ven kênh rạch TP. Hồ Chí Minh phải ngâm mình dưới đáy sông hơn 8 tiếng đồng hồ mới kiếm được vài chục lon trùn chỉ, bán cho các cửa hàng cá kiểng, hồ câu cá giải trí. Họ quanh năm ngụp lặn dưới đáy sông với cơ thể rã rời vì chứng viêm khớp, trung bình mỗi ngày lao động, họ kiếm được khoảng 200 ngàn đồng tạm đủ nuôi sống vài miệng ăn.
Một ngư dân đang dầm mình dưới sông để bắt trùn chỉ.
Nghề cào trùn chỉ xuất hiện khá lâu tại các con kênh rạch TP. Hồ Chí Minh, theo dân thâm niên trong nghề, cào trùn chỉ luôn phụ thuộc theo những con nước, khi nước ròng sát hoặc quá lớn không thể cào được trùn chỉ, họ thường chọn những ngày nước kém (biên độ nước chảy chậm), nơi cào trùn thường là nhưng nơi đầu họng cống xả ra kênh rạch.
Theo anh hai dân bắt trùn thâm niên sống tại Bà Chiểu, do nhu cầu nuôi cá kiểng và dịch vụ câu cá phát triển, trùn chỉ ngày càng cạn kiệt, cung không đủ cầu. Trước đây, mỗi ngày anh cào được cả trăm lon, bán cho các cửa hàng bán các kiểng và các hồ câu cá giải trí. Hiện nay, mỗi ngày anh chỉ kiếm được khoảng 30 lon trùn, thương lái đến tận nhà lấy, giá mỗi lon trùn chỉ giao động từ 7 - 8 ngàn đồng.
Đang hì hụt cào trùn cạnh chân cầu Phú An, anh hai rưng rưng nước mắt, giọng nghẹn lại: “Hôm nay, ngày giỗ cha tui, giờ này còn dầm mình dưới sông, kiếm miếng ăn sao khó quá!” Anh hai quê ở Tiền Giang theo gia đình lên Bà Chiểu, 13 tuổi đã xuống sông mưu sinh, lúc đó anh mới học hết lớp 3, anh nhớ lại: “Hồi đó gia đình khó khăn, đành bỏ học xuống sông cào trùn chỉ phụ giúp gia đình, ngót đã được 35 năm. Lúc đó còn thời bao cấp, không ai thèm bắt trùn chỉ! Chỉ có xóm tui mới làm nghề này bán cho dân nuôi cá kiểng”. Hơn 10 năm trước, ngoài bắt trùn chỉ anh hai còn thả lưới bén ngoài sông Sài Gòn, do môi trường ô nhiễm lượng cá ít đi, anh đã bỏ nghề.
Khi tiếp xúc với ngư dân bắt trùn chỉ họ đều tránh né, hầu hết họ đều giấu thân phận, nhưng tất cả thường xuất thân từ dân lao động nghèo, chuyên đánh bắt cá ven kênh rạch và sông Sài Gòn, do môi trường ô nhiễm họ đành chuyển nghề. Địa bàn khai thác của họ chủ yếu khu vực ngã ba sông Sài Gòn - kênh Nhiêu Lộc, kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, cầu Bình Lợi… Anh hai cho biết, trước đây, anh khai thác “độc quyền” ở khu vực ngã ba Sở Thú, Bến Bạch Đằng. Do nguồn trùn chỉ cạn kiệt, thỉnh thoảng anh bị dân “săn trùn chỉ” quận 8, Bình Điền lấn sân, có thời điểm họ tranh thủ khai thác vào ban đêm.
Sức hút của thị trường trùn chỉ đã khiến nhiều gia đình bỏ quê lên thành phố “săn trùn chỉ”. Lấy ghe làm nhà, cả gia đình nay đây mai đó, lúc ở Bình Điền, lúc Bến Phú Định, nơi nào có trùn chỉ là nơi đó có họ. Họ ngụp lặn dưới đáy sông, nhiều đứa trẻ còn tuổi ăn, tuổi học phải dầm mình dưới dòng kênh đen ngòm để mưu sinh.
Nhiều ngư dân tâm sự, do ngâm mình dưới nước quá lâu, hầu hết họ đều bị chứng viêm khớp mãn tính, làm việc thì cùng cực nhưng thu nhập quá thấp, nhiều ngư dân muốn bỏ nghề, nhưng lên bờ làm gì để sống? Vì gia đình, vì miếng cơm manh áo, họ đành bám lấy đáy sông!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà