Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ tư, 04/10/2023 - 15:00
(Thanh tra)- Thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và tiến hành kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole. Ảnh: D.L
Theo báo cáo của Sở Y tế, trên địa bàn Hà Nội hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong 8 tháng của năm 2023, toàn thành phố thành lập hơn 800 đoàn thanh tra, kiểm tra.
Kết quả, tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm là 71.557 cơ sở, trong đó có 62.397 cơ sở đạt (chiếm tỷ lệ 87,2%) và phát hiện 9.157 cơ sở vi phạm. Cơ quan chức năng đã xử phạt 5.954 cơ sở với số tiền hơn 18,2 tỷ đồng; đồng thời đình chỉ 65 cơ sở và tiêu hủy 124 loại sản phẩm vi phạm của 658 cơ sở.
Qua thanh tra phát hiện các hành vi vi phạm chủ yếu, như: Khu vực chứa đựng, trưng bày hàng hóa không đầy đủ giá kệ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm; khu vực bếp có côn trùng, động vật gây hại; ghi nhãn sản phẩm không đúng; tiêu thụ sản phẩm thuộc diện phải được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà không thực hiện theo quy định; sử dụng người lao động trực tiếp kinh doanh…
Trong quá trình thanh tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra đã nhắc nhở tại chỗ 2.480 cơ sở có những lỗi tồn tại như nhân viên đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm chưa đúng, không cắt móng tay, đeo đồ trang sức khi chế biến thực phẩm…
Đồng thời lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
Đánh giá các kết quả đã đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm từ đầu năm đến nay, Sở Y tế Hà Nội cho biết, công tác an toàn thực phẩm được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Cùng với đó, UBND các cấp ban hành và triển khai kịp thời, bài bản, đúng quy định các văn bản chỉ đạo về an toàn thực phẩm…Bên cạnh đó, các sở, ngành, các cơ quan liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Đồng thời, cơ quan chức năng của thành phố đã duy trì phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm về Hà Nội.
“Các kết quả đã đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thời gian qua đã góp phần giúp thành phố thực hiện tốt các chương trình, đề án, mô hình điểm về an toàn thực phẩm…”, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội thời gian qua cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Cùng với đó, nhân lực triển khai tại quận, huyện, thị xã được phân công theo dõi về chất lượng, an toàn thực phẩm đa số đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và chuyên môn phù hợp, luôn thay đổi vị trí công tác.
Đáng lưu ý, việc xử lý vi phạm ở tuyến xã, phường, thị trấn đã được đẩy mạnh nhưng kết quả còn hạn chế. Tình hình vận chuyển, buôn bán, thực phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm từ tỉnh khác vào Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn diễn ra…
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và tiến hành kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên toàn thành phố, quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua, thực hiện tiêu chí chấm điểm công tác an toàn thực phẩm quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trung tâm Truyền thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ GDĐT mới ban hành Công văn số 1581/BGDĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đan Quế
(Thanh tra) - Năm 2024, TP Hạ Long tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh trong 3 chỉ số quan trọng: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) và Chỉ số chuyển đổi số (DTI). 2 chỉ số còn lại là SIPAS (Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công) và DGI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công) cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với năm trước.
Trọng Tài
Nguyên Phê
Uyên Phương
Văn Thanh
Giang Sơn
Trần Quý
Hương Trà
Đan Quế
Thái Hải
Hải Hà
Trà Vân
Trung Hà
Hà Anh
Nam Dũng
Ngọc Diễm
Hương Trà
T.Vân