Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/09/2012 - 10:41
(Thanh tra)- Mặc dù, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, khả năng vươn lên chậm nhất, có tới 87,21% lực lượng lao động chưa được đào tạo chuyên môn.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, ngay cả đội ngũ cán bộ dân tộc hiểu số cũng đang thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ. Tỷ lệ người không biết đọc, biết viết Tiếng Việt trong độ tuổi đến trường còn nhiều, chủ yếu là học sinh vùng cao. Đây là thực trạng đáng lo ngại.
Nhiều năm qua, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành T.Ư triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên, tập quán của bà con dân tộc và cả những hạn chế từ các chính sách đặt ra nên chưa thực sự có bước đột phá mạnh, mang lại hiệu quả cao.
Tiến sĩ Phan Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, phải coi phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển bền vững trong tương lai. Chúng ta phải có một chương trình đào tạo trí thức nhân tài trong thời gian tới, làm sao mỗi dân tộc anh em đều có những trí thức để dẫn dắt dân tộc mình phát triển.
Hiện nay, có nhiều chính sách ưu đãi dành cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhưng còn trùng lặp, tản mạn và chưa tập trung. Cho nên, chúng ta cần rà soát lại những chương trình, chính sách hiện có dành cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; nghiên cứu thay đổi cách đầu tư hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội bình đẳng cho bà con tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh các hoạt động khuyến lâm, khuyến ngư, thông tin truyền thông, cần quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội. Bởi, trong phát triển giáo dục, nếu không chú ý đúng mức và có các giải pháp phù hợp, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tạo ra một thế hệ tương lai không biết gì về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Để phát triển nguồn nhân lực nhanh, chất lượng và bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2020, bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ từ T.Ư, các địa phương vùng đồng bào dân tộc, miền núi phải phát huy tính tự lực, chủ động, vươn lên.
Đặc biệt, các doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp trong quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi cần có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên vùng cao.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà