Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ bảy, 16/10/2021 - 22:22
(Thanh tra) - Xã Quang Chiểu, huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.300 hộ dân, với 5.744 nhân khẩu, trong đó bản Pù Đứa, bản Cúm có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để thay đổi tư duy, nhận thức, nâng cao mức sống cho đồng bào, chính quyền đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động đồng bào khai hoang vùng rừng, đồi núi, đưa mô hình trồng lúa nước vào sản xuất, cải thiện đời sống đồng bào.
Mô hình trồng lúa nước giúp đồng bào Mông cải thiện đời sống. Ảnh: Tuấn Bình
Xây dựng mô hình trồng lúa năng suất cao cho đồng bào Mông
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các bản vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua chính quyền xã Quang Chiểu đã coi việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp là “chìa khóa" để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo đời sống cho đồng bào Mông bản Pù Đứa và bản Cúm. Vì vậy, ngoài việc chính quyền xã Quang Chiểu tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào tin theo Đảng, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong sản xuất nông nghiệp địa phương đã triển khai mô hình trồng lúa nước, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa mới vào sản xuất mang lại hiệu quả đáng khích lệ, góp phần đảm bảo lương thực, ổn định cuộc sống cho đồng bào Mông nơi đây.
Trước đây, những thửa ruộng bậc thang hiện nay của bản Pù Đứa và bản Cúm, xã Quang Chiểu chỉ là đất bạc màu, cằn cỗi, không thể canh tác hoặc trồng cây lương thực không mấy hiệu quả. Hai bản này được đánh giá vào diện đặc biệt khó khăn nhất, nhì trong xã. Mặt khác, trước kia nông nghiệp ở hai bản Mông này vẫn mang đậm dấu ấn cổ truyền của người dân tộc thiểu số nên năng suất, giá trị cây trồng đạt thấp vì đồng bào chỉ gieo cấy lúa nước một vụ, chủ yếu đốt rừng, phát rẫy làm nương. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, đời sống của đồng bào trong bản còn gặp rất nhiều khó khăn...
Trong tình cảnh này, để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp đồng bào Mông 2 bản Pù Đứa và bản Cúm xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, chính quyền xã Quang Chiểu đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào mạnh dạn khai hoang, phục hóa, biến những vùng rừng rú rậm rạp, cây hoang, cỏ dại giăng kín hình thành những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, gọn gàng, thẳng hàng. Để đảm bảo nước cho cây lúa, địa phương cũng đã xây dựng hệ thống tưới tiêu dẫn nước từ trên đỉnh núi xuống để tưới tiêu cho cây lúa. Vì thế, diện tích lúa nước trên địa bàn 2 bản Pù Đứa và Cúm nhanh chóng được mở rộng, phát huy tác dụng trồng và sản xuất ra lương thực phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của đồng bào.
Bên cạnh việc khai hoang, mở rộng diện tích, để nâng cao năng suất cây lúa trên một đơn vị diện tích, chính quyền xã Quang Chiểu đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao cho đồng bào phương pháp sản xuất tiên tiến, tuyên truyền giúp người dân thay đổi nhận thức, từ bỏ phương pháp canh tác lạc hậu, cũ kỹ, thay bằng phương pháp sản xuất mới, giống mới kết hợp với lịch thời vụ, bón phân cho cây lúa đúng quy trình, thời điểm đã làm tăng năng suất cây lúa cao hơn.
Tạo phong trào đua nhau phát triển kinh tế
Ban đầu chính quyền xã Quang Chiểu đã xây dựng mô hình sản xuất lúa N97 với 0,4ha, với 2 hộ gia đình đồng bào Mông bản Cúm và bản Pù Đứa tham gia. Các hộ gia đình tham gia mô hình được xã đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tập huấn khoa học kỹ thuật sản xuất cây lúa nước như ngâm, ủ mạ, kỹ thuật cấy và chăm sóc cây lúa nước có hiệu quả.
Ngoài ra xã Quang Chiểu còn các tổ chức tập huấn cho 151 hộ đồng bào Mông bản Cúm và bản Pù Đứa trồng lúa áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và xử lý đất trước khi cấy nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh, tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác lúa, đồng thời nhân rộng diện tích sản xuất lúa N97 năng suất cao cho các hộ đồng bào đồng bào Mông ở 2 bản nói trên.
Qua đánh giá của UBND xã Quang Chiểu, năng suất lúa N97 đạt 54 tạ/ha, cao hơn với các loại giống lúa khác không được chăm sóc đúng kỹ thuật chỉ đạt 46 tạ/ha. Từ những kết quả thành công ban đầu này, đã giúp cho các hộ dân tộc Mông ở 2 bản Pù Đứa và bản Cúm tiếp cận, thay đổi nhận thức thâm canh cũ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến mới vào phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2021, Đảng, Nhà nước đã đầu tư cho xã Quảng Chiểu hàng chục tỷ đồng thông qua các chương trình, dự án, giúp địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, thủy lợi và các công trình phúc lợi công cộng khác. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành đoàn thể, chính quyền địa phương xã Quang Chiểu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống bằng cách triển khai hỗ trợ đồng bào vay vốn để phát triển sản xuất, mở nhiều các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, giúp đồng bào áp dụng vào thực tế địa phương, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.
Ngoài các mô hình trồng lúa nước, trên địa bàn xã Quảng Chiểu còn thực hiện nhiều mô hình khác như mô hình trồng dưa hấu mang lại thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng/ha; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà