Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mất sức, chi phí nhưng vẫn phải làm

Thứ sáu, 18/08/2017 - 06:25

(Thanh tra)- BHXH Việt Nam cho biết, cấp lại sổ BHXH theo mẫu thống nhất để bàn giao cho người lao động quản lý tuy có mất thời gian, công sức và chi phí của ngành, nhưng vẫn phải làm. Bởi không chỉ giúp bảo quản được lâu dài, mà còn bảo đảm cho người lao động dễ kiểm tra, theo dõi các thông tin về nhân thân, quá trình đóng BHXH của mình…

Ngành BHXH sẽ sớm cấp lại sổ BHXH theo một mẫu chung thống nhất trên toàn quốc thay thế mẫu cũ để bàn giao cho người lao động

Giúp bảo quản lâu dài

Theo quy định của Luật BHXH 2006, tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH đến từng người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian làm việc tại đơn vị và chỉ trả sổ BHXH cho người lao động khi người lao động không còn làm việc. 

Với quy định này, người lao động không nắm được thông tin về quá trình đóng BHXH của bản thân. Nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động vẫn trừ tiền đóng BHXH của người lao động hàng tháng nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà chiếm dụng với mục đích khác. Thậm chí, chủ sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động khi có nhu cầu chuyển nơi làm việc mới.

Khắc phục tình trạng này, Luật BHXH 2014 đã quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho người lao động, quản lý sổ BHXH khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất; người lao động có quyền được cấp, quản lý sổ BHXH và có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH.

Theo đó, hiện nay ngành BHXH đang triển khai cấp lại sổ BHXH theo mẫu chung trên toàn quốc cho người lao động. BHXH Việt Nam cho biết, việc cấp lại sổ BHXH thành một mẫu chung thống nhất trên toàn quốc để bàn giao cho người lao động quản lý tuy có mất thời gian, công sức, chi phí của ngành nhưng vẫn phải làm. 

Ông Chu Minh Tộ, Trưởng Ban Sổ thẻ (BHXH Việt Nam) nhấn mạnh, đây thực sự là một bước thay đổi toàn diện để hoàn thiện sổ BHXH cho người lao động, bảo đảm người lao động giữ quyển sổ BHXH với nội dung chính xác, rõ ràng, đầy đủ thông tin về nhân thân, quá trình đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được giữ quyển sổ BHXH sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu bảo quản lâu dài. 

Đồng thời, cơ sở dữ liệu của người tham gia BHXH được hoàn thiện, quản lý tập trung thống nhất tại BHXH Việt Nam phục vụ cho công tác quản lý, khai thác, giải quyết chế độ cho người lao động và cũng là cơ sở dữ liệu để hướng tới sử dụng cấp thẻ BHXH điện tử theo quy định của Luật BHXH.

5 lý do phải cấp lại sổ BHXH

Sổ BHXH do người lao động giữ được thống nhất một mẫu chung trên toàn quốc, ghi đầy đủ nội dung về nhân thân, quá trình đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người tham gia. Sổ này được in từ cơ sở dữ liệu đã rà soát, bổ sung đầy đủ và quản lý tập trung dữ liệu tại BHXH Việt Nam.

Thứ hai, sổ BHXH cũ cấp từ năm 1996 đến nay cũng đã 21 năm, chất liệu giấy không tốt, thời gian sử dụng tương đối lâu, với đặc điểm thời tiết, khí hậu nóng, ẩm của Việt Nam đến nay sổ BHXH này đã bị ẩm, mốc, rách, chữ nhòe. Do vậy, không đảm bảo khi người lao động tiếp tục bảo quản sổ và rất khó khăn cho cơ quan BHXH khi giải quyết chế độ cho người lao động.

Thứ ba, mẫu sổ BHXH cũ là quyển gồm 24 trang hoặc 48 trang, thông tin về nhân thân và quá trình đóng BHXH của người lao động do người sử dụng lao động dùng bút mực ghi trực tiếp lên sổ. Đối với những người lao động có quá trình đóng BHXH dài, chuyển qua nhiều đơn vị, sổ BHXH được ghi bằng nhiều loại mực, nhiều loại chữ khác nhau, nhiều trường hợp khi viết mực chưa khô đã được gấp lại nên bị dính giữa các trang sổ, nhòe chữ nên không đọc được thông tin ghi trên sổ.

Thứ tư, sổ BHXH cũ do nhiều đơn vị viết sổ nên chức danh nghề, công việc ghi không đúng quy định, thiếu nhiều thông tin về nhân thân của người lao động (như: số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, sửa chữa ngày tháng, sai tiền lương…). 

Năm 1996 bắt đầu triển khai cấp sổ BHXH đại trà (khi đó cơ quan BHXH mới thành lập), đội ngũ cán bộ công chức của ngành BHXH từ các ngành khác chuyển sang chưa nắm chắc nghiệp vụ và chưa có kinh nghiệm nên công tác thẩm định không chặt chẽ, một lượng lớn sổ BHXH ghi chưa đúng các chức danh của người lao động, ghi thời gian tham gia BHXH chưa chính xác, đến khi giải quyết chế độ cho người lao động phải thẩm định lại sổ BHXH mất rất nhiều thời gian, công sức, ảnh hưởng đến thời điểm hưởng chế độ của người lao động.

Cuối cùng, quy định phải ghi bổ sung sổ BHXH khi có sự thay đổi về chức danh, chức vụ, mức đóng, địa điểm nơi làm việc; nếu không có thay đổi thì một năm ghi và ký xác nhận vào cuối năm. 

Tuy nhiên, do khối lượng công việc quá lớn, phức tạp và việc ghi sổ hoàn toàn bằng thủ công nên người sử dụng lao động cũng như cơ quan BHXH không thực hiện kịp thời theo quy định, thường chỉ đến khi giải quyết chế độ BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mới thực hiện nên nhiều trường hợp chốt sổ BHXH không chính xác, khi giải quyết chế độ BHXH hoặc di chuyển đi mới phát hiện ra và phải thực hiện điều chỉnh lại sổ BHXH.

Lâm Huyền

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm