Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/11/2020 - 12:13
(Thanh tra) - Theo thống kê của cơ quan công an, từ ngày 17/6/2020 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 88 vụ việc người dân bị các đối tượng gọi điện thoại giả danh cán bộ cơ quan công quyền để lừa đảo chuyển khoản với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 67 tỷ đồng.
Nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền được kịp thời ngăn chặn qua sự cảnh giác trong nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng. Ảnh: CSĐT
Trong đó, các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội đã kịp thời ngăn chặn 41 vụ, thu hồi 17,8 tỷ đồng.
Cơ quan công an xác định, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện tự xưng là nhân viên bưu điện, thông báo bị hại đang nợ tiền cước điện thoại; có bưu phẩm gửi ở bưu điện lâu ngày không đến nhận; thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đăng ký mở tài khoản ngân hàng hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia…
Các đối tượng này còn thông báo rằng, bị hại đã có lệnh bắt của cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và yêu cầu kê khai tài sản, số tiền hiện có trong các tài khoản ngân hàng…
Tiếp đó, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân phải nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm với cơ quan pháp luật.
Thậm chí, để tạo sự tin tưởng cho bị hại, các đối tượng sử dụng phần mềm để giả mạo số gọi đến là số điện thoại của cơ quan Nhà nước. Sau đó, đối tượng dùng lời lẽ đe dọa rồi yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng chỉ định với lý do xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra, qua đó chiếm đoạt.
Gần đây nhất, vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 20/11, Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông nhận được thông báo từ Chi nhánh Ngân hàng GP Bank (địa chỉ tại số 198 Quang Trung, quận Hà Đông) về việc một nữ khách hàng cao tuổi đến làm thủ tục chuyển tiền với biểu hiện lạ, có dấu hiệu bị lừa đảo.
Ngay sau khi nhận được tin báo, tổ công tác Công an phường Quang Trung đã nhanh chóng có mặt và xác định, vào khoảng 9 giờ 30 phút cùng ngày, bà V.T.T.T. (SN 1956; ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại từ số thuê bao lạ gọi vào số điện thoại bàn của gia đình.
Người đàn ông tự giới thiệu là trung tá công an, tên là Trần Hữu Bình, Đội trưởng Đội Điều tra tội phạm, yêu cầu bà T. phải nộp tiền để chứng minh không liên quan đến một đường dây buôn ma túy. Khi biết bà V.T.T.T có sổ tiết kiệm 400 triệu đồng, trung tá công an rởm này hối thúc bà phải rút toàn bộ số tiền trên và gửi vào tài khoản do anh ta cung cấp. Đối tượng cũng dặn bà V.T.T.T không được nói với ai về nội dung trên.
Do sợ hãi cũng như chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định của cơ quan công an khi làm việc nên bà V.T.T.T. đã tới ngân hàng để yêu cầu rút toàn bộ số tiền tiết kiệm là 400 triệu đồng và làm thủ tục chuyển tiền…
Thấy biểu hiện tâm lý bất thường của bà T, nhân viên ngân hàng một mặt động viên, hỏi chuyện, tạm thời ngưng yêu cầu giao dịch và thông tin đến Công an phường Quang Trung. Sau đó, số điện thoại của trung tá công an rởm đã không thể liên lạc được.
Công an TP Hà Nội nhận định hình thức lừa đảo của các đối tượng tội phạm như nói ở trên là không mới, đã xảy ra nhiều và liên tục được cơ quan chức năng đưa ra khuyến cáo: Đây là phương thức lừa đảo công nghệ cao, người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Khi cần làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ gửi trực tiếp giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh