Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiên Giang: Thành phố Phú Quốc “khoác áo” mới

Hoàng Tuấn

Thứ sáu, 19/04/2024 - 11:26

(Thanh tra) - Sau ngày giải phóng miền Nam, Phú Quốc hoang tàn, đổ nát, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. 49 năm sau, với sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Phú Quốc đã vượt qua khó khăn, vươn mình trở thành viên ngọc sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước.

Thành phố Phú Quốc phấn đấu trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc tế. Ảnh: H.T

Vươn mình thành đảo ngọc

Trong chiến tranh, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phú Quốc được biết đến là một trong những trại giam lớn nhất của cả nước, khi hàng chục ngàn tù chính trị bị bắt và đưa ra giam tại trại giam Cây Dừa (hay còn gọi là Nhà tù Phú Quốc). Trước những hành động tra tấn dã man của thực dân, đế quốc, nhiều người đã vượt ngục đấu tranh giải phóng Phú Quốc…

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phú Quốc trở thành một huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh. Theo dòng chảy của thời gian, cơ cấu tổ chức chính quyền của Phú Quốc có nhiều thay đổi. Ngày 17/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại 2.

Năm 2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố của tỉnh Kiên Giang và là thành phố đảo đầu tiên của cả nước, bao gồm 2 phường: Dương Đông, An Thới và 7 xã: Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Dương Tơ, Hàm Ninh, xã đảo Thổ Châu.

Tuy nhiên, Phú Quốc thực sự thay da, đổi thịt bắt đầu từ năm 2004, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết định đóng vai trò là “kim chỉ nam”, mở đường và định hình hướng phát triển của “đảo ngọc” trong những năm qua.

Hiện nay, Phú Quốc có hơn 4.400 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 142.000 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần số doanh nghiệp thành lập và tăng hơn 383 lần số vốn đăng ký so với năm 2004. Thu hút 321 dự án đầu tư với diện tích sử dụng đất khoảng 10.652ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 412.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội trên địa bàn thành phố Phú Quốc liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2004 là 310 tỷ đồng thì đến cuối năm 2023 đạt hơn 21.600 tỷ đồng, tăng gần 64 lần.

Các dự án đầu tư đa phần vào lĩnh vực du lịch thuộc ngành nghề, khuyến khích đầu tư; cùng với chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ cao đến làm việc, chính sách huy động vốn, chính sách nhập cảnh, xuất cảnh thuận lợi đối với người nước ngoài... đã thay đổi rõ rệt bộ mặt đảo ngọc Phú Quốc.

Năm 2012, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng đưa vào khai thác, công suất thiết kế phục vụ 4 triệu lượt khách/năm. Kết nối với nhiều sân bay lớn trong nước và quốc tế…

Đáng chú ý, năm 2014, đảo ngọc chính thức hòa lưới điện guốc gia với dự án cáp ngầm 110KV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc có vốn đầu tư trên 2.345 tỷ đồng. Tuyến đường điện thứ hai 220KV Kiên Bình - Phú Quốc với tổng mức đầu tư 2.212 tỷ đồng cũng đã vận hành truyền tải điện vào tháng 10/2022, đảm bảo nguồn cung điện cho Phú Quốc đến năm 2040, đã đưa địa phương này sang một trang mới trong phát triển kinh tế.

Sau giải phóng, nước mắm Phú Quốc được xem là một trong những sản phẩm chủ lực đóng góp vào ngân sách của địa phương. Ảnh: H.T

Đặc biệt, năm 2021, đảo Phú Quốc chính thức trở thành thành phố đảo đầu tiên của cả nước - thuộc đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh. Hiện nay, thành phố Phú Quốc đang tập trung nguồn lực để đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn nâng cấp lên đô thị loại 1.

Từ huyện đảo ít người biết, năm 2004 thu hút chỉ có trên 130 ngàn lượt khách du lịch, thì đến cuối năm 2023, Phú Quốc đón khoảng 5,57 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 42,7 lần so với năm 2004; đã khẳng định được thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới.

Bộ mặt của “thành phố đảo” đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, đạt gần 19,6%/năm, mang tính ổn định và bền vững; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm về nông nghiệp…

Kỳ vọng đột phá

Ông Huỳnh Quang Hưng - Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết, nhờ có nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù được áp dụng cho địa phương và điều chỉnh cục bộ các quy hoạch của Phú Quốc được triển khai thực hiện. Thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Sungroup, đã nâng cao chất lượng dịch vụ, làm đa dạng, phong phú các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, đặc biệt là một số các công trình, các dự án mang tính biểu tượng đặc trưng cho du lịch của Phú Quốc.

"Thời gian tới, địa phương tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới", ông Huỳnh Quang Hưng nhấn mạnh.

Sau 49 năm giải phóng, từ một huyện đảo khó khăn về mọi mặt, Phú Quốc đã vươn mình trở thành viên ngọc sáng trong phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: H.T

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Quốc Anh - Bí thư Thành ủy Phú Quốc cho biết, địa phương đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; đồng thời cũng đang mở ra những cơ hội mới, không gian mới. Đặc biệt là kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị tổng kết Quyết định 178/2004/QĐ-TTg vừa qua, về phát triển tổng thể đảo Phú Quốc.

Ông Phù Xí Khiếu (SN 1948), một người dân Phú Quốc cho biết, gần 50 năm sau ngày giải phóng, Phú Quốc thay đổi chóng mặt. Lúc mới giải phóng, đường xá đi lại khó khăn, nhà cửa thưa thớt, không có người ở. Giờ nhà cửa cao tầng mọc liền kề, đường xá đi lại thuận lợi.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khẳng định, Phú Quốc đã đạt được nhiều thành tựu hết sức nổi bật, từ huyện đảo nhiều khó khăn đã vươn lên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố biển đảo đầu tiên của nước ta, đô thị loại 2. Phú Quốc đã vươn mình trở thành điểm tham quan du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt Phú Quốc trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính của tỉnh. Đạt được kết quả đó, bên cạnh chủ trương quyết sách đúng đắn của Trung ương đối với đảo Phú Quốc, sự chỉ đạo hỗ trợ của tỉnh, có sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, dân, quân thành phố, trong đó có sự đóng góp tích cực của nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố Phú Quốc.

Ông Đỗ Thanh Bình cũng nhấn mạnh, địa phương sẽ phấn đấu đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ, sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc tế; đô thị loại 1 trong năm 2024. Thành phố Phú Quốc sẽ cất cánh, sánh vai với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024
Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.

Trần Trung

11:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm