Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra an toàn thực phẩm

PV

Chủ nhật, 05/11/2023 - 16:16

(Thanh tra)- Đó là một trong những nguyên tắc kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) được Bộ Y tế đưa ra tại Thông tư quy định hoạt động kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Cơ quan chức năng kiểm tra ATTP dịp Tết trung thu. Ảnh: PV

Theo đó, Thông tư gồm 4 chương, 14 điều quy định trách nhiệm kiểm tra ATTP; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Đối tượng áp dụng là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, nhóm sản phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của nhiêu ngành hoặc địa phương và các trường hợp quy định tại khoản 8, khoản 10, Điều 36, khoản 5, Điều 41 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mà ngành Y tế được phân công quả lý, chủ trì kiểm tra.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ATTP và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ATTP quyết định thành lập; Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thông tư không áp dụng đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định. Kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Nội dung thông tư nêu rõ, nguyên tắc kiểm tra tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4, Điều 68 Luật ATTP.  Không chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kiểm tra của cơ quan quản lý ATTP cấp dưới và kiểm tra của cơ quan quản lý ATTP cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý theo thứ tự: Kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo quyết định của cơ quan cấp trên; Kiểm tra liên ngành trùng với kiểm tra của một ngành thì thực hiện theo kiểm tra liên ngành; Kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trùng với kiểm tra của cơ quan khác thì cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm thực hiện kiểm tra.

Thông tư quy định cơ quan kiểm tra ATTP gồm: Cục ATTP thực hiện kiểm tra ATTP trên phạm vi cả nước:  Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý ATTP thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra ATTP trên địa bàn cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra ATTP trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ATTP thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ATTP trên địa bàn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra ATTP trên địa bàn xã.

Về nội dung kiểm tra. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ kiểm tra hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở, bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Giấy xác nhận đủ sức khỏe. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP của các đối tượng theo quy định;  Hồ sơ liên quan đến Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Bản tự công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Kiểm tra, đánh giá theo đối tượng, nội dung quy định tại Nghị định số  15/2018/NĐ-CP; Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm: nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm; Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ quảng cáo thực phẩm); Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);  Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố sẽ kiểm tra  hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh ATTP của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu: các quy định khác có liên quan; Lấy mẫu thức ăn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ chế biến, ăn uống để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng tương tự quy định tại điểm h khoản 1 Điều này trong quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm.

Về xây dựng kế hoạch kiểm tra, Thông tư nêu rõ, hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về ATTP; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 69 Luật ATTP.

Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 1 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.

Về kiểm tra đột xuất, Điều 8 Thông tư nêu rõ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về ATTP tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp: Khi có dấu hiệu vi phạm về ATTP, sự cố về ATTP: các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý ATTP theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên; Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến ATTP; Theo phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATTP

Cũng theo Thông tư, cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm