Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khó thu hút lao động thất nghiệp học nghề

Phương Anh

Thứ năm, 13/04/2023 - 06:36

(Thanh tra)- Mục đích chính sách của bảo hiểm thất nghiệp là bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề, tìm việc làm trở lại. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết người lao động khi bị mất việc làm thường lựa chọn giải pháp hưởng trợ cấp thất nghiệp thay vì quan tâm đến học nghề.

Ảnh minh họa: Internet

Nguyễn Thanh Tuấn, nhân viên marketing một công ty bất động sản có tiếng tại Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua phải nhảy việc đến 3 lần tại các công ty khác nhau. Tuy nhiên, chỉ làm được mấy tháng, Tuấn lại phải chuyển công ty do biến động lạm phát cộng với ảnh hưởng dịch bệnh nên thị trường giao dịch tại thời điểm đó đều chững lại. Mặc dù vậy, thay vì chọn giải pháp học nghề để phù hợp với tình hình hiện tại thì Tuấn lại chọn đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo Tuấn, trong điều kiện hiện tại, việc nhận hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng giải quyết một phần kinh tế eo hẹp khi chưa tìm được việc làm phù hợp.

Trên thực tế, không riêng gì Tuấn, khi bị mất việc làm, phần lớn người lao động sẽ nhận một khoản trợ cấp thất nghiệp và tìm kiếm một công việc khác. Số doanh nghiệp có chế độ đào tạo nghề cho người lao động rất khiêm tốn.

Theo thống kê của các tổ chức công đoàn, từ năm 2015 đến nay, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là gần 30.400 người/năm (chiếm 4% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi năm). Nguyên nhân là do chế độ hỗ trợ học nghề chủ yếu giải quyết nhu cầu học nghề cho người thất nghiệp mà chưa có giải pháp hỗ trợ cho người lao động tham gia đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, nội dung hỗ trợ là học phí học nghề, chưa có các nội dung hỗ trợ khác trong thời gian học nghề (chi phí ăn ở, sinh hoạt phí, đi lại…), nên chưa thu hút sự quan tâm cũng như hỗ trợ người thất nghiệp học nghề.

Trong giai đoạn 2015 - 2021, khoảng 96% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Tuy nhiên, chưa có quy định về chi phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm. Mặt khác, nhiều lao động đang làm việc mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng không có quy định để hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

Thống kê cũng cho thấy, tính đến hết quý I/2023, hơn 48.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc những lao động này rơi vào tình cảnh thất nghiệp.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, do người thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, mà nhu cầu lao động phổ thông ở nước ta lớn nên người lao động dễ tìm kiếm việc làm mới sau khi thất nghiệp. Mặt khác, có thực tế là dù người lao động đã qua đào tạo thì doanh nghiệp tuyển vào chỉ trả lương theo vị trí công việc như lao động phổ thông. Bên cạnh đó, người lao động nghỉ việc cũng có xu hướng chuyển về địa phương để tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đoàn tụ gia đình nên không có nhu cầu học nghề.

Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, những lao động mất việc chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn không có tích lũy về kinh tế nên không có điều kiện để học nghề mới với mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn hạn chế. Chính sách của bảo hiểm thất nghiệp cũng mới chỉ hỗ trợ chi phí học nghề, chưa hỗ trợ các chi phí khác khiến người lao động càng không mặn mà.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn về điều kiện hưởng quá chặt chẽ, hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, người sử dụng lao động khó khăn trong việc tiếp cận được với chế độ này. Thậm chí đến nay, chưa có doanh nghiệp nào được hỗ trợ theo chế độ này.

Bên cạnh đó, chế độ hỗ trợ học nghề chủ yếu giải quyết nhu cầu học nghề cho người thất nghiệp mà chưa có giải pháp hỗ trợ cho người lao động tham gia đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Từ thực tế này, tại Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề xuất bổ sung các chính sách để đẩy mạnh hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người thất nghiệp tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Trong đó, các chính sách cũng hướng đến việc tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề, khắc phục tình trạng người lao động chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp, như: Bổ sung quy định những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; hình thức cung ứng dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm; bổ sung quy định phạm vi và nội dung hỗ trợ (đi lại, ăn, ở…) ngoài mức học phí…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm