Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả đơn giản hóa TTHC chưa đến được với người dân

Thứ bảy, 23/11/2013 - 11:16

(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhận định, kết quả đơn giản thủ tục hành chính (TTHC) đạt 82,5%, đây là con số đáng mừng, nhưng khô khan. Chúng ta vẫn chưa giải mã được tại sao người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng. Phải chăng, việc này chưa đi vào cuộc sống hay địa phương làm chưa đúng?

Người dân vẫn phàn nàn về TTHC. Ảnh: Thảo Nguyên

Chiều 22/11, Bộ Tư pháp có buổi làm việc với các bộ, ngành về tình hình, kết quả thực thi phương án đơn giản TTHC theo 25 Nghị quyết của Chính phủ. 


TTHC chưa hoàn thành chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, lao động

Theo Bộ Tư pháp, tính đến ngày 20/11/2013, các bộ, ngành đã hoàn thành việc đơn giản hóa 3.921/4.751 TTHC đã được Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 82,5%. Một số bộ, ngành đạt tỷ lệ hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa 100% như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Thanh tra Chính phủ.

Số TTHC chưa hoàn thành thực thi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Kế hoạch Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Viêt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp cho biết, chất lượng các TTHC sau khi đơn giản hóa đã góp phần tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Tuy nhiên, việc thực thi phương án đơn giản TTHC vẫn còn tồn tại, hạn chế. Đa số các bộ, ngành chưa hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa; tiến độ chậm, chưa tham mưu cho cấp có thẩm quyền để thực thi đúng các yêu cầu của các phương án đơn giản hóa tại các Nghị quyết của Chính phủ. “Điều này cho thấy, người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được thụ hưởng toàn bộ những kết quả cải cách, vẫn sẽ còn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện TTHC”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thảo Nguyên


Sự hài lòng của người dân - thước đó kết quả đơn giản TTHC

Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành cho rằng, nguyên nhân chậm là do có nhiều TTHC được quy định trong luật, pháp lệnh phải chờ sửa luật, pháp lệnh. Hay nhiều thủ tục hoặc bộ phận cấu thành được quy định trong các văn bản liên tịch, liên quan đến nhiều cơ quan nên việc thực hiện các phương án đơn giản hóa chưa bảo đảm tiến độ được giao. 

Ngoài ra còn do một số bộ, ngành chưa chủ động phối hợp trong việc thực thi phương án đơn giản hóa dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan. Việc nghiên cứu rà soát, đánh giá TTHC chưa gắn liền với việc nghiên cứu rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan….

Thứ trưởng Lê Hồng Sơn cho biết, kết quả đơn giản TTHC chưa đến được người dân, doanh nghiệp. Thực tế, người dân, doanh nghiệp vẫn kêu ca phàn nàn. Để chấm dứt điều này, các bộ, ngành phải hoàn thành dứt điểm 25 Nghị quyết của Chính phủ. “Không quan trọng là đơn giản được bao nhiêu thủ tục mà phải công khai, minh bạch, thực hiện đúng quy định, không để người dân phải đi lại nhiều lần. Thước đo sự hài lòng người dân chính là thước đo kết quả thực hiện của chúng ta”, Thứ trưởng nói.

Theo Thứ trưởng Lê Hồng Sơn, nếu kiểm soát tốt ngay từ khâu xây dựng ý tưởng, khâu ban hành văn bản thì việc kiểm soát văn bản, TTHC sẽ đơn giản vì “ban hành rồi mới sửa thì khó lắm”. Vì vậy, cần phải nêu cao vai trò "gác cổng" của bộ phận pháp chế các bộ, ngành và Bộ Tư pháp.

Để bảo đảm đưa kết quả cải cách TTHC vào đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Bộ Tư pháp đề xuất, cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp “một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành” trong thực thi nội dung đơn giản TTHC. 

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC trong phạm vi, trách nhiệm được giao; thực hiện nghiêm túc việc rà soát, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các TTHC và quy định có liên quan không còn phù hợp; gắn kết công tác kiểm soát TTHC với công tác xây dựng thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật…


Trước 31/12, phải xây dựng xong báo cáo kết quả hệ thống hóa Đề án 896 

Theo hướng dẫn thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hoá TTHC, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 896), các bộ, ngành căn cứ nội dung các TTHC đã được công bố trong giai đoạn triển khai thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 và Nghị định số 63/2010/NĐ-CP để xác định các TTHC thuộc phạm vi quản lý hệ thống hóa.


Các TTHC được công bố nhưng đến thời điểm thực hiện hệ thống hóa TTHC đó đã sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ thì các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công bố TTHC theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới và xác định TTHC thuộc phạm vị của hệ thống hóa.

Đối với các TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63 nhưng mới được ban hành, chưa được các cơ quan có thẩm quyền công bố, các bộ, ngành hoàn thiện việc dự thảo quyết định công bố TTHC trình cá nhân có thẩm quyền ký ban hành để làm cơ sở cho việc hệ thống hóa.

Riêng các thủ tục xử lý vi phạm hành chính, các bộ, ngành thống kê các TTHC theo các bộ phận cấu thành quy định tại Điều 8 Nghị định số 63 để xác định các TTHC thuộc phạm vi hệ thống hóa.

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý và phạm vi cơ sở dữ liệu cần hệ thống hóa, các bộ, ngành xác định cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi hệ thống hóa.

Trước ngày 31/12, các bộ, ngành phải xây dựng báo cáo kết quả hệ thống hóa, báo cáo gửi về Văn phòng Ban chỉ đạo Đề án.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm