Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn 38 tỉ đồng giá trị thủy sản bị thiệt hại do nắng nóng

P. S

Thứ hai, 10/06/2024 - 08:54

(Thanh tra) - Gần 1.700 số lồng nuôi với khoảng 67 tấn tôm hùm và 62 tấn cá biển của 281 hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tại thị xã (TX) Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị chết, với ước tính giá trị thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.

Tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị chết hàng loạt. Ảnh: P.S

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Chủ tịch UBND TX Sông Cầu Phan Trần Vạn Huy cho biết, về vấn đề thiệt hại tôm, cá chết trên địa bàn trong nhiều ngày qua có khoảng 281 hộ thuộc 4 phường, xã là: Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Đài, Xuân Thành có lồng nuôi tôm cá chết với tổng cộng 129 tấn, tổng giá trị thiệt hại là hơn 38 tỉ đồng.

Cụ thể: Xã Xuân Thịnh bị thiệt hại nặng nhất với 192 hộ nuôi, trên 64 tấn tôm hùm và gần 40 tấn cá biển chết, ước giá trị thiệt hại trên 35 tỷ đồng; phường Xuân Cảnh có 40 hộ nuôi bị thiệt hại 20 tấn cá biển, ước giá trị thiệt hại khoảng 2,1 tỷ đồng; phường Xuân Đài có 48 hộ nuôi bị thiệt hại 2,5 tấn tôm hùm và 1 tấn cá biển, ước giá trị thiệt hại trên 781 triệu đồng; phường Xuân Thành có 1 hộ nuôi bị thiệt hại 1 tấn cá biển, ước giá trị thiệt hại 250 triệu đồng.

“Còn vấn đề hỗ trợ bà con liên quan đến những thiệt hại theo quy định thì chưa có, nhưng trước mắt đối với UBND TX Sông Cầu sẽ tổng hợp báo cáo và theo dõi tình hình. Về phía ngân hàng thì bây giờ tính toán các giải pháp hỗ trợ vay vốn”, ông Huy cho biết thêm.

Ngay sau khi nhận được thông tin sự việc tôm, cá biển chết trên địa bàn, UBND TX Sông Cầu cùng các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã trực tiếp đến các vùng nuôi động viên, chia sẽ những thiệt hại với bà con nhân dân.

Trước đó, UBND TX Sông Cầu đã có Báo cáo số 258/BC-UBND về tình hình thuỷ sản nuôi bị thiệt hại do nắng nóng và các giải pháp trong thời gian đến trên địa bàn.

Ngày 19/5, UBND TX Sông Cầu đã ban hành Công văn số 2140/UBND- KT để xử lý tôm hùm, cá biển chết tại các vùng nuôi xã Xuân Thịnh, chỉ đạo UBND các xã, phường (có vùng nuôi thuỷ sản) tiếp tục tăng cường quản lý nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng; tăng cường công tác tuyên truyền và khuyến cáo người nuôi thực hiện thu gom rác thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng nuôi lồng, bè, bảo vệ môi trường vùng nuôi; thủ giống nuôi với mật độ quy định, tránh nuôi mật độ dày và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật, cử cán bộ, công chức phụ trách thủy sản hoặc thú y cơ sở bám sát vùng nuôi, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật; các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thời tiết bất thường gây ra để ổn định sản xuất.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên khảo sát tình trạng cá chết ở Sông Cầu. Ảnh: P.S

Để giảm thiệt hại cho người nuôi thuỷ sản trong mùa nắng nóng, UBND TX Sông Cầu yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thống kê số lượng thiệt hại thủy sản nuôi của các hộ dân, báo cáo về UBND TX.

Tuyên truyền, phổ biến người nuôi thuỷ sản biết nội dung nhận định nguyên nhân tôm hùm, cá biển chết trong thời gian qua không phải do dịch bệnh này lan mà do môi trường vùng nuôi thiếu oxy bởi tình hình thời tiết nắng nóng, cộng thêm nước ròng. Bên cạnh đó, nước lớn cũng không vào được vùng nuôi nên không tạo được đồng thủy càng làm giảm khả năng hoà oxy vào nước.

Đối với các vùng hiện nay người nuôi thuỷ sản đang đi dời lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản tạm để tránh ảnh hưởng của môi trường vùng nuôi, cần khuyến cáo người nuôi sắp xếp lồng thông thoáng, đảm bảo mật độ 30-60 lồng/ha.

Trước tình hình tôm hùm, cá biển nuôi lồng chết tại TX Sông Cầu, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiến hành khảo sát và đưa ra nguyên nhân.

Viện nhận thấy khu vực tôm, cá chết nhiều nhất có khoảng 11.000 lồng nằm ở thôn Vịnh Hòa và Phú Dương (xã Xuân Thịnh). Lồng được đặt ở độ sâu 3-5m, khoảng cách các lồng từ 0,8-1,5m, mỗi lồng nuôi 100-200 con...

Mật độ nuôi như trên được cho là quá dày, làm cho khả năng lưu thông nước kém, lượng oxy chưa phù hợp với nuôi tôm, cá; nền đáy bùn ở khu vực nuôi có mùi hôi thối...

Từ đó, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản khuyến cáo người nuôi cần giảm số lượng lồng, chủ động cung cấp oxy, thu hoạch sản phẩm đúng kích cỡ, khi vận chuyển tránh làm sốc tôm, cá.

Ngoài ra, do nắng nóng còn kéo dài, người nuôi thường xuyên thu gom tôm, cá chết và rác thải, theo dõi sát tình hình thời tiết để có giải pháp xử lý kịp thời.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”

(Thanh tra) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.

08:00 23/11/2024
Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm