Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 19/04/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 48 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Hà Nội là 1 trong 5 TP, Chính phủ yêu cầu hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.
Hà Nội phấn đấu để lộ trình cấm xe máy tại khu vực nội đô thực hiện sớm trước năm 2030. Ảnh: HH
Hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12/2019, Chính phủ đánh giá, tai nạn giao thông hàng năm tiếp tục giảm ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương; ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính cũng như tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã từng bước được kiềm chế trong điều kiện nhu cầu giao thông, số lượng phương tiện tiếp tục gia tăng nhanh, vượt xa tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng và năng lực vận tải công cộng.
Tổng kết thực hiện Nghị quyết 12 cho thấy, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại như: Tai nạn giao thông tuy có giảm, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, số người thương vong do tai nạn giao thông gây ra còn ở mức cao; ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, các đô thị loại 1, đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tuy đã được kiềm chế nhưng chưa bền vững, vẫn có xu hướng lan rộng cả không gian và thời gian…
Để tiếp tục giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5-10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường, Chính phủ ban hành Nghị quyết 48.
Hà Nội là 1 trong 5 TP, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.
Chính phủ cũng yêu cầu TP ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30-35%; áp dụng công nghệ giao thông thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị.
Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế xe cơ giới đi vào. Tập trung các nguồn lực xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút...
Đầu tư “phủ sóng” xe công cộng
Thời gian tới, Hà Nội sẽ làm gì để hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030?
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, vấn đề hạn chế xe cá nhân, trong đó có xe máy, được UBND TP Hà Nội đặt ra từ năm 2015 và đề xuất Chính phủ cho phép TP xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Giữa năm 2016, Thành ủy Hà Nội đưa ra lộ trình “từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, định hướng đến năm 2025 dừng hoạt động xe máy”.
Cuối năm 2016, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia cho lộ trình hạn chế xe máy tại Hà Nội theo 3 giai đoạn.
Đến cuối năm 2021, TP đưa ra đề xuất hạn chế xe máy từ vành đai 3 kết hợp với quốc lộ 5 kéo dài, giai đoạn 2026-2030. Phấn đấu để lộ trình cấm xe máy tại khu vực nội đô của Hà Nội thực hiện sớm trước năm 2030.
Để thực hiện, Hà Nội sẽ triển khai hạn chế hoạt động xe máy cùng với thực hiện các nhóm giải pháp đầu tư, phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng. Sau năm 2030, TP sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn quận trong phạm vi từ vành đai 4 với khu vực nam sông Hồng, vành đai 3 với khu vực bắc sông Hồng.
Là địa phương nằm trong vùng hạn chế xe máy tổng thể của TP Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm chia sẻ: Trên cơ sở mục tiêu của Nghị quyết 48, lộ trình cụ thể từng bước hạn chế phương tiện cá nhân và các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông, quận Hoàng Mai tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giao thông vận tải thân thiện với môi trường. Quận cũng sẽ nghiên cứu tham mưu và đề xuất với TP Hà Nội thiết lập nơi gửi xe, tạo thuận lợi khi người dân chọn phương tiện giao thông công cộng.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông là giải pháp cần thiết để đô thị các TP hướng tới văn minh, hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường, do vậy, đây là mong mỏi của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần tính đến việc phát triển giao thông công cộng phù hợp. Nếu giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì khó giảm thiểu việc sử dụng phương tiện xe gắn máy.
Đặc biệt, việc khoanh vùng hạn chế xe máy phải tính toán đến đoạn đường tối đa từ nơi người dân gửi xe máy của mình đến nơi có phương tiện giao thông công cộng. Khoảng cách này phải hợp lý, trong giới hạn để các tầng lớp nhân dân, các độ tuổi đều có thể chấp nhận. Có như vậy thì mới thu hút người dân tham gia giao thông công cộng.
Về lâu dài, để chống ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường, cũng cần tính đến phương án hạn chế xe ô tô cá nhân thông qua việc áp dụng các biện pháp kinh tế như: Thu phí vào vùng đô thị, phí bảo vệ môi trường, cấm vào vùng phát thải thấp... Chỉ khi các phương án được thực hiện rõ lộ trình, đồng bộ giải pháp thì hiệu quả thực hiện mới cao.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.
Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh