Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đắk Nông: Nhiều công trình thủy lợi cạn kiệt nguồn nước

Vũ Linh

Chủ nhật, 14/04/2024 - 13:18

(Thanh tra) - Nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện đã hết hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước do thời tiết nắng nóng kéo dài. Đồng thời, nhiều khu vực trồng cây công nghiệp lâu năm cũng đã xuất hiện tình trạng héo lá, giảm năng suất do thiếu nước.

Thời điểm hiện tại, nhiều công trình thủy lợi của tỉnh Đắk Nông cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: CTV

Đến thời điểm hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) tỉnh Đắk Nông xác định, trên địa bàn hiện có 31 công trình thủy lợi tại các huyện như Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Tuy Đức, Đắk R’lấp đang rơi vào tình trạng đã hết hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước tưới. Đối với các nguồn nước trên các sông, suối cũng đang giảm mạnh, thậm chí nhiều sông suối đã cạn kiệt nguồn nước. Tình trạng hạn hán kéo dài, thiếu nước khiến một số diện tích trồng cây lâu năm có hiện tượng héo lá, giảm năng suất.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông dự báo, mực nước trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục dao động theo chiều hướng giảm, tình trạng cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước xảy ra cục bộ trên một số sông, suối nhỏ sẽ tiếp tục diễn ra đến nửa đầu tháng 5/2024.

Nếu tình trạng nắng nóng kéo dài, không xuất hiện mưa nhiều, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số khu vực. Trong đó, tại khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Nông các loại cây trồng bị ảnh hưởng trên diện tích khoảng 9.960ha.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 82 công trình hồ đập hư hỏng, xuống cấp. Cụ thể, các công trình bị sụt lún cục bộ; mái hạ chưa được bảo vệ gây xói lở; bề mặt đường đỉnh đập xói lở, sình lầy; công trình chưa có tầng lọc ngược hoặc có nhưng không hoạt động hiệu quả. Nhiều công trình tràn xả lũ bằng đất, khẩu độ nhỏ, bị xói lở hai vai tràn, nền tràn, phần dốc nước và hạ lưu tràn; nhiều hồ chứa xuất hiện các bè, mảng cỏ lớn, chiếm diện tích lớn trong lòng hồ...

Đối với các công trình bị hư hỏng, xuống cấp trên, hiện có 25 công trình cần ưu tiên sửa chữa với tổng kinh phí khoảng 162 tỷ đồng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra 8 công trình hồ, đập đề xuất nhu cầu dọn dẹp lòng hồ để nâng cao dung tích và tăng hệ số an toàn công trình, với tổng kinh phí dự kiến 48 tỷ đồng.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, tới thời điểm hiện tại các công trình thủy lợi toàn tỉnh mới chỉ mới đảm bảo nguồn nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp khoảng 27%.

Trước tình hình biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt tại khu vực phía Bắc, Sở NN&PTNT Đắk Nông đề nghị Cục Thủy lợi tổng hợp, báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, Sở đề xuất đầu tư xây dựng mới 10 công trình đảm bảo tưới tiêu cho khoảng 3.370ha cây trồng, với tổng kinh phí khoảng 467 tỷ đồng.

Vừa qua (ngày 11/4), đoàn công tác của Cục Thủy lợi cũng đã có buổi khảo sát, làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông về công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2023 - 2024.

Tại buổi khảo sát, đoàn đã kiểm tra các công trình thủy lợi tại huyện Đắk R’lấp, Krông Nô và huyện Đắk Mil. Tại các hồ khảo sát hầu hết đã cạn kiệt nguồn nước, cơ quan chức năng, người dân phải nạo vét lòng hồ để tận dụng lượng nước còn lại bơm tưới cho cây trồng.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, hiện nay chưa xác định được thời điểm có mưa, do đó tỉnh Đắk Nông cần chủ động các kế hoạch để phòng, chống hạn hán.

“Mặc dù địa phương chưa thiếu nước sinh hoạt nhưng đây là vấn đề quan trọng nhất, cần lên phương án ứng phó, có kế hoạch cụ thể. Việc này đảm bảo khi xảy ra hạn hán, thiếu nước sinh hoạt thì sẽ ứng phó nhanh chóng, đáp ứng nguồn nước cho người dân.

Đối với nước phục vụ sản xuất, đến nay có một số vùng khó khăn nhưng cơ bản chưa có diện tích cây trồng bị hạn. Những cây có khả năng thiếu nước, ngoài tận dụng nguồn nước còn lại thì cần hướng dẫn kỹ thuật để bà con canh tác hợp lý”, ông Khanh nói.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, trong thời gian tới địa phương cần có báo cáo thường xuyên về Cục để nắm tình hình, nhằm đảm bảo phối hợp xử lý kịp thời khi xảy ra hạn hán.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.

Trần Trung

11:43 22/11/2024
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

(Thanh tra) - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Các tác phẩm tham dự Giải được đăng trong thời gian từ ngày 1/5/2023 đến ngày 30/5/2025 trên các loại hình báo in và báo điện tử của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; thời hạn nhận bài từ ngày 24/11/2024 đến hết ngày 10/6/2025.

Thái Hải

11:24 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm