Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chống thực phẩm bẩn cấp bách như chống tham nhũng, lãng phí

Thứ tư, 04/05/2016 - 21:20

(Thanh tra)- Người dân đang rơi vào “ma trận” hàng hóa không biết đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Theo dự báo đến năm 2020, Việt Nam phát sinh 200.000 ca ung thư mới, trong đó 35% số ca do thực phẩm không an toàn. Các chuyên gia cho rằng, cần xem thực phẩm bẩn như “quốc nạn” và là nhiệm vụ cấp bách như chống tham nhũng, lãng phí.

Theo các chuyên gia, thực phẩm bẩn đang trở thành vấn đề "quốc nạn", gây bức xúc trong xã hội. Ảnh: Thảo Nguyên

Sáng nay (4/5), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp phải làm gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn”.

Thực phẩm bẩn đi cả vào… siêu thị

Theo ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), thực phẩm bẩn đang là vấn nạn.

“Chúng ta đi ra khỏi ngõ đã thấy ứng xử của người tiêu dùng với các thực phẩm như những bà nội trợ mang theo thuốc thử, rồi nhà nhà mua máy sục ô zôn. Cũng có ý kiến nói rằng truyền thông thổi phồng lên quá nhưng tôi không tán thành quan điểm này”, ông Thịnh nói.

Thậm chí, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, còn xếp vấn nạn thực phẩm bẩn ngang với “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí.

“Thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ, ở những gánh hàng rong, mà nó đã đi vào cả các siêu thị uy tín - nơi mà rất đông người tiêu dùng gửi gắm niềm tin. Điều đó khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” hàng hóa và không thể phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch”.

Ông Phú thẳng thắn cho rằng, đây là “lỗi là của các cơ quan quản lý” và phải nghiêm túc đánh giá để có những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng. Bởi vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa mà còn ảnh hưởng tới đầu tư, du lịch.

Gần đây, cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Các loại hóa chất độc hại có trong lương thực, thực phẩm cũng gây nên nhiều loại bệnh trong đó có bệnh ung thư với trung bình mỗi năm có ít nhất 125.000 trường hợp mắc mới. Số người chết hằng năm do ung thư lên tới 82.000, chiếm 73,5% của tổng số người bệnh.

Số liệu thống kê còn cho thấy, thực phẩm bẩn còn hạn chế khả năng xuất khẩu nhiều mặt hàng ra nước ngoài. Trong năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam, 17 sản phẩm phải ngừng xuất khẩu để làm rõ thông tin chất lượng.

Năm 2014, Việt Nam cũng có tới 130 sản phẩm không được phép xuất khẩu trực tiếp vào EU; 51 lô hàng bị phát hiện chứa hóa chất, kháng sinh quá cao, tăng gấp 7 lần so năm 2013.

“Việc này không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới uy tín quốc tế”, ông Lê Văn Hưng, chuyên gia cao cấp Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đánh giá.

Không làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”

Vấn đề đặt ra, tại sao chúng ta bàn nhiều, làm nhiều nhưng vẫn không hiệu quả, thực phẩm vẫn bẩn? Ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, quy định pháp luật nhiều, mạnh nhưng tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn diễn ra.

“Tôi khẳng định, nếu chúng ta vẫn làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như hiện nay thì đến 10 năm nữa thực phẩm của chúng ta vẫn thế, và người chịu thiệt hại nhất vẫn chính là những người tiêu dùng”, ông Phú bày tỏ.

Theo ông Vũ Vinh Phú, hiện không kiểm soát ở sản xuất mà mới kiểm soát ở khâu bán lẻ, tức là không kiểm soát ở “gốc” mà lại kiểm soát ở “ngọn”.

“Chúng ta hãy chọn một số loại thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, rau, quả để thí nghiệm kiểm soát trước chứ không có sức lực, tiền bạc để làm tất cả các mặt hàng (30.000 mặt hàng/siêu thị). Thêm nữa, muốn cho dân ăn sạch thì phải đầu tư vào cơ chế chính sách, thủy lợi, thuế…”, ông Phú đề xuất.

Ông Vũ Doãn Duy, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Food Việt Nam cũng chia sẻ những áp lực trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và mong muốn tự kiểm soát được tất cả các khâu trong quá trình sản xuất thực phẩm.

Song doanh nghiệp “vật lộn một mình” thì quá khó nên ông Duy thấy “cần liên kết thành chuỗi, thành hiệp hội” hoặc xây dựng “hệ sinh thái sản xuất” để có được sản phẩm an toàn.

Hơn nữa, theo quy định của Chính phủ, người sản xuất những mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá cả khi đến tay người tiêu dùng, nhưng thực tế, chưa làm được điều này.

TS Lê Văn Giang nhấn mạnh, cần phải tổ chức sản xuất chế biến theo hình thức tổ đội, hợp tác xã để tạo ra thương hiệu, từ đó, mỗi thành viên trong tổ chức sản xuất phải kiểm soát lẫn nhau.

“Chỉ có cách đó mới đủ tai mắt để kiểm soát tất các đầu ra tốt. Nếu anh làm không tốt thì anh sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi sản xuất, thậm chí làm ảnh hưởng đến thương hiệu”, ông Giang nhận định.

Về việc công nhận hiệu quả của các chứng nhận an toàn cũng không vĩnh viễn mà căn cứ vào việc thực hiện cam kết của nhà sản xuất, phân phối thực phẩm. Nếu vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị tịch thu chứng nhận, thậm chí bị đưa ra công luận.

Ngoài tăng yếu tố “sạch” trong sản xuất, phân phối thực phẩm phải nâng cao chất lượng, điều kiện sống của người dân thì mới có thể “lọc” thực phẩm bẩn ra khỏi bữa ăn.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm