Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 03/04/2016 - 06:50
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, “đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐBQH nhận định, “khó có thể an tâm”, “Bộ trưởng hơi chủ quan”….
ĐBQH Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) nhấn mạnh: "Công việc xảy ra như thế, Bộ trưởng nói mấy phút thì người dân khó có thể an tâm ngay được”. Ảnh: TN
“Người dân có được hưởng sự làm tốt đó không?”
Nhắc lại câu nói của Bí thư TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng tại phiên họp Chính phủ mới đây “làm tốt tại sao dân cứ phải ăn bẩn”, ĐBQH Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) nhấn mạnh, “không phải anh nói anh làm tốt mà phải đi đến thực chất xem người dân có được hưởng sự làm tốt đó không trong bữa ăn, trong sinh hoạt”.
Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào 2 hướng.
Bây giờ chỉ còn một số trang trại và hộ chăn nuôi lẻ, chúng tôi đang tiếp tục cùng với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an sẽ xử lý tiếp và bắt tay vào chấn chỉnh việc sử dụng kháng sinh và buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi sẽ chọn từng việc và làm triệt để.“Anh nói ban hành nhiều thông tư, nhiều quyết định, ra hàng trăm văn bản chỉ đạo điều chỉnh về vấn đề đó, nhưng cuối cùng người dân vẫn phải chịu hậu quả, ăn cá, ăn rau không bảm đảo thì không có nghĩa lý gì cả”, ĐB nói.
Sự lo lắng về thực phẩm “bẩn” dường như đặt lên vai tất cả mọi người khi qua phương tiện thông tin đại chúng thấy “ghê quá, tác hại lớn quá”. Vậy phát biểu của Bộ trưởng Cao Đức Phát có tạo được niềm tin trong nhân dân không?
Theo ĐB Lai, với khối lượng công việc đồ sộ như thế, tình hình phức tạp như thế, liên quan đến nhiều bộ, ngành, liên quan đến nhận thức của từng cá nhân thì không thể một sớm, một chiều để làm tốt được.
Một hệ lụy của xã hội có nguồn gốc từ trình độ phát triển của xã hội, trình độ phát triển về nhận thức, kinh tế và các yếu tố khác thì mới tạo ra sự yên tâm.
“Còn bây giờ, một Bộ trưởng hay bao nhiêu Bộ trưởng đi nữa cũng chỉ ở mức độ thôi. Công việc xảy ra như thế, Bộ trưởng nói mấy phút thì người dân khó có thể an tâm ngay được”, ông Lai đánh giá.
ĐB Lai nói thêm, suy cho cùng, thực phẩm bẩn cũng có nguồn gốc từ tham nhũng, vì không kiểm soát được, có sự thông đồng, không làm hết chức trách nhiệm vụ.
“Nếu làm nghiêm túc, làm hết chức trách, cũng có nhưng chỉ là vụ việc thôi. Còn đây là làm không hết chức trách. Nguyên nhân thì có vấn đề đạo đức nghề nghiệp, nhưng nói đến cùng thì là vì lợi ích không chính đáng”.
“Người dân chưa thực sự yên tâm với khuyến cáo của Bộ trưởng”
Còn theo ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), nhìn nhận đánh giá của Bộ trưởng như vậy là hơi chủ quan, vì thực tế các vụ việc liên quan tới thực phẩm bẩn từ các địa phương, báo chí nêu nhiều.
“Vấn đề cần xác định, nó nhiều hay ít ở mức độ nào? Các cơ quan chức năng cần quá trình tổng hợp rồi xác định. Chứ còn giờ nói thực phẩm đó nhiều, ít, rồi an toàn... thì nhìn nhận đưa ra con số như vậy là chủ quan”, ông Học nói.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đánh giá, “Nếu nói ít như vậy để người dân yên tâm thì rõ ràng là người dân chưa thực sự yên tâm với khuyến cáo của Bộ trưởng”. Ảnh. TN
Việc Bộ trưởng Cao Đức Phát đưa ra kết luận như thế trên cơ sở lấy mẫu phân tích. ĐB Học cho rằng, cách suy nghĩ, nêu vấn đề của người dân cũng chỉ mang tính cảm tính. Mức độ nào, tỷ lệ bao nhiêu thuộc về các cơ quan chức năng. Bộ trưởng cũng không đưa ra kết quả khảo sát như thế nào để xác định ít như vậy.
“Nếu nói ít như vậy để người dân yên tâm thì rõ ràng là người dân chưa thực sự yên tâm với khuyến cáo của Bộ trưởng”.
Một vấn đề khác, theo đánh giá của vị ĐBQH đến từ Phú Yên, việc tuyên truyền để người dân hiểu sản phẩm làm ra đạt yêu cầu rất khó. Trước tiên, chưa có cơ sở nào để chúng ta đánh giá thuyết phục là sản phẩm của chúng ta an toàn tới mức nào? Sản phẩm nào chưa an toàn, mình chưa có địa chỉ đánh giá cụ thể.
“Để nói người dân sử dụng thực phẩm an toàn cần cơ sở thuyết phục hơn, làm sao người dân tin được. Chứ dân đang lo lắng mà người co trách nhiệm chỉ nói như vậy thì người dân không an tâm”, ĐB Học chốt lại.
Hành lang pháp lý cho an toàn thực phẩm đã rất đầy đủ, nhưng vì sao vi phạm ngày càng nhiều? Nguyên nhân bao trùm là việc tổ chức thực thi luật còn nhiều yếu kém.
Đơn cử như Salbutamol - chất có tác hại lớn đối với con người khi dùng làm thức ăn chăn nuôi, nhưng lại có tác dụng sản xuất thuốc chữa bệnh, bị Bộ Nông nghiệp cấm nhập, nhưng được Bộ Y tế cho phép nhập với số lượng lớn.Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý