Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/05/2014 - 08:02
(Thanh tra)- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) (Đề án 1956) đã đi một nửa thời gian. Báo cáo của các bộ, ngành về mặt chỉ tiêu con số đã và đang đạt được khá tốt, tuy nhiên, không ít địa phương lại thẳng thắn, việc đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chồng chéo và chưa đi vào thực chất. Vì vậy, cần khẩn trương đổi mới hình thức đào tạo, gắn với quy hoạch và thế mạnh của từng địa phương.
Đào tạo nghề cho LĐNT cần gắn với thế mạnh chủ lực của từng địa phương. Ảnh: Tràng An
Bộ báo cáo khả quan
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua 4 năm thực hiện Đề án 1956 (2010 - 2013) đã có khoảng 5 triệu người được đào tạo nghề, chiếm 20% lao động khu vực nông thôn, riêng số lao động được học nghề nông nghiệp là hơn 660.000 người, đạt trên 50% mục tiêu của Đề án. Ngoài ra, đã xây dựng chương trình, giáo trình của 132 nghề; thí điểm nhiều mô hình dạy nghề như cấp thẻ học nghề nông nghiệp, dạy nghề cho lao động để cung ứng cho các tông ty.
Chỉ tính riêng năm 2013, cả nước đào tạo được hơn 203.000 LĐNT. Hiệu quả sau học nghề khá khả quan, trong số gần 190.000 LĐNT đã học nghề xong có đến gần 170.000 đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động và thu nhập cao hơn.
Theo ông Nguyễn Minh Nhạn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN&PTNT, các lớp đào tạo nghề đều theo nhu cầu của địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới và quy hoạch phát triển nông nghiệp của xã. Các lớp dạy nghề phần lớn lấy thực hành là chính, giáo viên là người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành…
Địa phương nói còn nhiều bất cập
Mặc dù theo báo cáo của Bộ NN&PTNT việc đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 là khả quan, song tại hội nghị sơ kết đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT mới đây, đại diện nhiều địa phương lại thẳng thắn về không ít bất cập trong công tác đào tạo nghề ở cơ sở.
Theo ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, đào tạo nghề cho LĐNT còn mang nặng hình thức, phong trào mà không có quy hoạch gắn với sản xuất của từng địa phương cụ thể. Đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và doanh nghiệp sử dụng lao động. Hiện, Lai Châu có khoảng 30% nông dân trên địa bàn được đào tạo nghề nhưng tỷ lệ nông dân sống được với nghề mình được học rất ít, gần như vẫn quay lại nghề cũ với lối sản xuất cũ.
Có đại diện một địa phương cũng dẫn chứng, trên địa bàn tỉnh chiếm đến 90% nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp với một số sản phẩm chủ lực như cao su, chè, lúa chất lượng cao. Trong khi đó, đào tạo nghề lại tập trung vào những chương trình thiếu thiết thực, không phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương như: Điện tử, điện lạnh, dạy nuôi công, chim trĩ, cá tầm.
Thực tế, công tác đào tào nghề cho LĐNT được ngành NN&PTNT ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, sau đó, các cơ sở này tự tuyển sinh, vận động nông dân đi học. Có lẽ, vì sự “khoán trắng” này đã xảy ra tình trạng tranh giành hợp đồng. Mặt khác hiện cũng có quá nhiều ngành, tổ chức như ngành NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Hội Nông dân, các tổ chức phi Chính phủ, hiệp hội nghề nghiệp… tham gia vào việc đào tạo nghề cho LĐNT không những gây nên sự chồng chéo, thiếu hiệu quả mà còn nảy sinh việc “chia chác” lợi ích. Thêm nữa, vẫn tồn tại việc nông dân đi học không xuất phát từ nhu cầu thực mà tranh thủ lúc nông nhàn, được hỗ trợ thì cũng đăng ký đi học. Do đó, chất lượng đào tạo không được như mong muốn.
“Không thể đánh giá kết quả dựa trên những số liệu báo cáo về lượng người đã được cấp chứng chỉ đào tạo nghề. Ngay cả sinh viên được đào tạo chính quy, bài bản đến 4 - 5 năm, có bằng tốt nghiệp mà tỷ lệ làm được việc cũng không lớn thì nói gì đến một khóa đào tạo ngắn hạn chỉ vài tháng. Tiền bỏ ra nhiều mà hiệu quả chưa như mong muốn”, ông Quảng khẳng định.
Lựa chọn cây, con chủ lực gắn với đào tạo nghề
Khách quan nhìn nhận, nhiều ý kiến cho rằng, hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT hiện là chưa cao, nhưng lại không biết trách nhiệm chính thuộc về ngành, đơn vị nào. Do vậy, thời gian tới cần phải gắn trách nhiệm đến các cấp, đồng thời thay đổi phương pháp đào tạo. Với lĩnh vực NN&PTNT phải yêu cầu từng địa phương đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, đào tạo theo kế hoạch.
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, nên đào tạo nghề cho LĐNT gắn với quy hoạch nông nghiệp từng xã, sản phẩm chủ lực của địa phương, còn nếu đáp ứng theo nhu cầu muôn hình vạn trạng của nông dân thì chẳng khác nào xây dựng một nền nông nghiệp hàng xén, tủn mủn. "Mỗi xã phải lựa chọn 1 - 2 cây, con sản xuất hàng hóa chủ lực để đào tạo theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Đào tạo phải giúp LĐNT có tay nghề thực sự, làm đâu được đấy" - ông Phát nhấn mạnh.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Đề án 1956 về đào tạo nghề cho LĐNT. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như: Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo nghề cho 5,2 triệu LĐNT, giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo nghề cho 6 triệu LĐNT. Tổng kinh phí để thực hiện Đề án đến năm 2020 là gần 26.000 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn từ 2010 - 2015 là hơn 13.000 tỷ đồng. |
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình