Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 27/04/2021 - 06:35
(Thanh tra)- Mặc dù dịch Covid-19 khó lường, nhưng thị trường vẫn chứng kiến không ít doanh nghiệp đứng vững, biến “nguy” thành “cơ”, thậm chí coi đây là dịp để tạo đà phát triển mạnh hơn. Một trong những doanh nghiệp tạo được ấn tượng rõ nét là nhà sản xuất nước giải khát hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát tri ân nhân viên thâm niên
Năm 2020, tác động tiêu cực của virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng tới toàn bộ quy trình hoạt động trước, trong và sau của rất nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, nguồn cung của nhiều công ty bị gián đoạn hoàn toàn.
Vì thiếu nguồn cung, không ít doanh nghiệp xảy ra tình trạng người lao động “chơi dài”, phải nghỉ việc luân phiên. Điều này khiến tâm lý của họ bị xáo trộn, thậm chí hoang mang, nhất là khi thu nhập bị cắt giảm mạnh. Trong khi đó, kênh tiêu thụ trên thị trường cũng bị thay đổi gần như hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn thu của doanh nghiệp.
Khi tình trạng sa thải, nợ lương lan rộng trong nhiều doanh nghiệp, thì người lao động tại Tân Hiệp Phát được đảm bảo duy trì công việc đều đặn, với mức thu nhập không những chẳng hề bị cắt giảm mà còn tăng thêm. Tình trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vẫn được đảm bảo, dù không ít kênh phân phối gặp khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
“Tất cả những gì chúng tôi đã, đang và sẽ làm được đều gói gọn trong bí quyết mang tên “Văn hóa doanh nghiệp”. Đó là điều mà chúng tôi rất tâm đắc, xây dựng và chia sẻ nhiều từ trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Đến lúc đại dịch gây nên những biến cố chưa từng có, thì “Văn hóa doanh nghiệp” đã phát huy tối đa vai trò trong việc giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, biến ”nguy” thành “cơ’”, chị Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.
Ngay từ lúc đặt ra mục tiêu phát triển mở rộng, Tân Hiệp Phát đã định hướng xây dựng một bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình để có sự khác biệt, độc đáo, từ đó tạo ra một nguồn sinh lực bên trong của đời sống doanh nghiệp, là giá trị của doanh nghiệp, từ đó tương tác với cộng đồng.
Trong văn hóa doanh nghiệp kể trên, nhà sản xuất trà Dr.Thanh cô đọng bộ giá trị cốt lõi rất cụ thể: Thỏa mãn khách hàng; Chất lượng quốc tế; Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Không gì là không thể; Làm chủ trong công việc; Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai; Chính trực.
Từ bộ giá trị cốt lõi đó, văn hóa doanh nghiệp tại Tân Hiệp Phát được xây dựng thực chất, đầy đủ, để tất cả tạo ra một khối thống nhất và vững chắc: Từng người lao động của doanh nghiệp này tự hoàn thiện bản thân thành những “chiến binh” thực thụ, để bước chung trên một con đường định hướng rõ ràng, sẵn sàng đối phó với những biến cố chưa từng có trong lịch sử như dịch Covid-19. Nếu ai không phù hợp, không hiểu và không hòa nhập được vào văn hóa doanh nghiệp đó thì có thể ra đi.
“Nhờ vậy, chúng tôi đã xây dựng được những kênh truyền thông nội bộ, truyền thông xã hội rất thực chất, để hình thành mối gắn kết ‘chính trực”, chị Trần Uyên Phương bày tỏ.
Trước đó, Tân Hiệp Phát cũng đã đáp ứng hàng loạt chỉ số cụ thể và phức tạp (nguyên vật liệu đầu vào, nhiên liệu sử dụng, doanh thu, nguồn lực lao động…) để được vinh danh là doanh nghiệp bền vững của năm 2020 - một năm quá nhiều biến động khó lường.
Mặc dù đã được chỉ rõ văn hóa doanh nghiệp là “bí quyết” để vượt lên mọi khó khăn, song thực tế hiện nay, có không ít doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp start-up đang hiểu nhầm, hiểu sai hoàn toàn.
Họ chỉ chú trọng việc đẩy mạnh kết quả kinh doanh, tới khi mọi thứ “đạt đỉnh” trong khuôn khổ hoạt động thì doanh nghiệp loay hoay, không thể tìm ra hướng đi để ngăn chặn đà tuột dốc.
Thậm chí, có những công ty tuyển nhân sự về để… giao phó hoàn toàn việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thế nhưng, lãnh đạo công ty đó không hiểu rằng, dù muốn hay không, thì “văn hóa doanh nghiệp” luôn tồn tại trong họ. Nó được hình thành trong quá trình kết nối nội bộ của công ty, cũng như qua sự truyền thông ra cộng đồng, kết nối đối tác, khách hàng… Bởi thế, người tiên phong và nắm quyền quyết định trong việc định hướng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải là nhà sáng lập/lãnh đạo cao nhất của công ty. Nếu giao phó hoàn toàn việc đó cho người khác, văn hóa doanh nghiệp có thể bị méo mó, hời hợt và hình thức.
Ông Trần Quí Thanh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đúc kết rằng: “Là CEO của một doanh nghiệp, hãy đưa niềm tin lên hàng giá trị cao nhất và chính mình phải là người đi đầu thực hiện. Văn hóa niềm tin là thứ cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp. Một khi đã xây dựng được văn hóa niềm tin, văn hóa doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó sẽ giành được niềm tin không chỉ trong nội bộ của mình, mà sẽ có niềm tin từ cộng đồng xã hội”.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh