Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo động tình trạng mất cổ vật ở các di tích

Thứ bảy, 15/03/2014 - 08:56

(Thanh tra) - Thừa Thiên - Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, tập trung nhiều cung điện, lăng tẩm, đền đài của các triều Vua ngày trước, nên có rất nhiều những cổ vật quý hiếm tồn tại hàng trăm năm nay, thu hút được nhiều khách tham quan. Tuy nhiên, những cổ vật quý luôn nằm trong “tầm ngắm” của giới săn lùng đồ cổ và vì thú chơi, họ sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu một vài món đồ cổ. Bởi vậy, nhiều đạo chích đã tìm mọi thủ đoạn để lấy cắp bằng được các loại cổ vật này nhằm thu lợi bất chính. Thực trạng trên đã gióng lên hồi chuông báo động về nạn trộm cắp cổ vật hiện nay...

Ché rượu nghê đồng được trưng bày tại Điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức) bị mất trộm.

Lăng Tự Đức có tổ bảo vệ gồm 5 người túc trực làm nhiệm vụ bảo vệ các di tích, riêng tại Điện Hòa Khiêm thuộc Lăng có 1 bảo vệ trông coi. Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 08/11/2013, lợi dụng khi bảo vệ vào buồng vệ sinh, kẻ trộm đã nhanh chân đột nhập vào Điện để “cuỗm” đi 6 cổ vật quý giá. Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, thì những cổ vật bị đánh cắp không thể xác định được giá trị. Trong đó, có 2 lư đồng xông trầm hình con nghê, niên hiệu từ thời vua Tự Đức nặng 40,7 kg và 47,2 kg, 4 ché đựng rượu bằng sứ có từ thế kỷ XIX, được tráng men và in hoa văn tinh xảo, cao khoảng 60cm. “Trong lúc đánh cắp, trộm đã làm rơi một ché rượu và bị vỡ nên để lại bên trong la thành, còn tất cả 5 cổ vật đều bị “vơ gọn” biến vào màn đêm”, ông Trung cho biết thêm. Theo lời trình bày của bảo vệ trực tại Điện Hòa Khiêm, vào lúc đi vệ sinh nên có thể trộm đã cất công theo dõi và lợi dụng cơ hội để đột nhập vào Điện lấy trộm cổ vật. Được biết, lúc xảy ra vụ trộm, cửa chính cổng lăng Tự Đức đã được khóa an toàn, nhưng vẫn không ngăn được kẻ trộm. Ông Phạm Văn Thiện, Tổ trưởng bảo vệ di tích lăng Tự Đức cho hay, cả tổ bảo vệ lăng Tự Đức gồm 15 người nhưng lăng có đến 50 công trình chính phụ cần được tuần tra bảo vệ, nên khó có thể quán xuyến hết được trong mọi tình huống, thời gian. Theo ông Thiện, “Có thể kẻ gian đã vượt qua thành hào bao quanh di tích để đột nhập vào Điện Hòa Khiêm lấy cắp cổ vật...”.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiến hành khám xét hiện trường, thu thập các vật mẫu và lấy lời khai những người có liên quan. Đến nay, công tác điều tra vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nhận xét, trong nhiều năm qua, các điểm di tích, lăng tẩm thuộc trung tâm quản lý luôn bị nhiều kẻ xấu nhòm ngó, đặc biệt là các bảo vật quý bằng vàng, bạc, đồng, gỗ... của các vua chúa, nhất là các cổ vật có từ thời triều Nguyễn. Tuy nhiên đến nay, công tác bảo vệ ở các di tích còn quá thiếu và yếu bởi không có nhiều kinh phí. Bằng chứng là vào thời Nguyễn trị vì, lăng Vua Tự Đức có đến 200 lính canh bảo vệ, nhưng hiện tại chỉ vỏn vẹn có 15 người thay phiên túc trực. Bên cạnh đó, việc thiếu hệ thống an ninh, camera giám sát đã khiến công tác bảo vệ các cổ vật ở di tích gặp nhiều khó khăn…”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó không lâu, lăng Tự Đức cũng bị kẻ gian đột nhập lấy trộm một lư hương bằng đồng. Dù hiện vật bị đánh cắp là vật phục chế, còn hiện vật gốc đang được cất giữ cẩn mật ở nhà kho của Trung tâm, nhưng dẫu sao vẫn có thể nhận thấy công tác quản lý, bảo vệ ở đây còn nhiều kẻ hở. 

Ngược thời gian, vào đầu tháng 12/2010, lăng Vua Khải Định (thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, nằm xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) cũng bị trộm đột nhập lấy thùng phước sương và nhiều đồ vật quý giá có từ thời triều Nguyễn. Vụ việc gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và làm rõ đối tượng Nguyễn Tiến Khanh (trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) đã đột nhập vào lăng thực hiện vụ trộm cắp này. Khanh khai nhận từ trước đến khi bị bắt đã thực hiện trót lọt đến… 9 vụ trộm ở các lăng tẩm, đến khi thực hiện vụ trộm cổ vật thứ 10 ở lăng Vua Thiệu Trị thì bị sa lưới. TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên phạt Khanh 16 năm tù giam về tội “trộm cắp tài sản”. 

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huế lo ngại rằng, việc các cổ vật ở lăng Vua Tự Đức là tài sản hiếm có của quốc gia bị mất trộm có ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị lịch sử của di tích, bởi vì, hầu hết các cổ vật đều là vật dụng, gắn liền sinh hoạt mọi mặt của các đời vua chúa phong kiến. Nếu cứ để tình trạng này tái diễn và ngành chức năng không có biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và hiệu quả hơn, thì tình trạng trộm cắp cổ vật vô giá sẽ còn diễn ra dài dài và xảy ra tại nhiều di tích khác. Vì vậy, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH - TT&DL cần tăng cường đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ di tích ở đây, đừng để các cổ vật dần dà “đội nón” ra đi ...

Nguyên Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm