Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/11/2015 - 14:28
(Thanh tra) - Ẩm thực là một phần văn hóa của mỗi quốc gia, chính những món ăn đường phố vừa hấp dẫn, vừa rẻ tiền lại thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét nhất tinh hoa văn hóa ấy.
Ngồi nhâm nhi cốc bia hơi tại phố Tạ Hiện giữa dòng người chen chúc qua lại là một trải nghiệm thú vị với không chỉ với người Hà Thành, mà còn là kỷ niệm đáng nhớ với cả các du khách nước ngoài. Ảnh: Hoàng Nam
Là thực phẩm được chế biến dùng để ăn ngay,
10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm an toàn
Nấu kĩ thức ăn
Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn
Không để lẫn thực phẩm sống và chín
Luôn giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm
Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ
Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác
Sử dụng nguồn nước sạchuống ngay, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc trên những gánh hàng rong, thức ăn đường phố với sự tiện lợi, giá cả phải chăng, đa dạng và hấp dẫn… ngày càng trở nên phổ biến và là một phần thiết yếu của người dân đô thị. Đặc biệt là tại Hà Nội, quan niệm các món càng ngon càng phải lê la vỉa hè, thậm chí, có những con phố, chỉ cần nhắc đến tên, người nghe đã biết ở đó có bán món gì: nhắc đến phố Cầu Gỗ là sẽ gắn với những món hải sản hấp dẫn; đến phố Tô Tịch bạn có thể thoải mái lựa chọn và thưởng thức các món hoa quả dầm; uống bia hơi, hãy đến Tạ Hiện; muốn thưởng thức món lòng nướng đặc biệt, hãy đến phố Gầm Cầu; hay khi thích ăn lẩu, phố Phùng Hưng sẽ là lựa chọn lý tưởng…, việc ngồi túm năm tụm ba, cười nói rôm rả, chen chúc giữa dòng người qua lại, đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực rất riêng của người Hà Thành. Thậm chí, năm 2014, Tạp chí du lịch Lonely Planet của Anh đã ví Hà Nội là một trong những “thiên đường ẩm thực” trên thế giới.
Tuy hấp dẫn là vậy, thuận tiện là vậy, nhưng thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở mọi lứa tuổi, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng, thậm chí là cả cộng đồng. Bởi, đa số người kinh doanh mặt hàng này thường sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sử dụng phụ gia thực phẩm bừa bãi, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm, các chất thải, rác thải xả ra một cách bừa bãi..., trong khi hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động, tạm thời.
Bởi vậy, để có thể yên tâm thưởng thức những món ăn đường phố, bản thân mỗi thực khách cần phải hiểu rõ những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố: Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố: Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố: Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.
Những hành vi bị cấm trong kinh doanh thứcănđường phố:
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc
đ. qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
7. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Hoàng Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên