Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/12/2019 - 23:08
Bản chất và mục tiêu của việc kết hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho phạm nhân lao động ở ngoài trại giam không đơn thuần là hoạt động kinh tế. Mà ở đây còn là tổ chức dạy nghề hướng nghiệp cho phạm nhân, giúp các phạm nhân có cơ hội để hòa nhập với cộng đồng tốt hơn sau khi hết thời gian chấp hành án.
Cán bộ trại giam có trách nhiệm quản lý những khu vực làm việc của phạm nhân và những phạm nhân đi lao động tại khu vực này cũng phải được chọn, có những điều kiện nhất định, có cơ chế quản lý như trong trại giam.
Cả nước hiện có 54 trại giam do Bộ Công an quản lý, hầu hết đều được đóng tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là về giao thông. Phần lớn các trại giam tại khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích đất hạn chế, phân tán, thổ nhưỡng xấu, rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân.
Lao động trong các trại giam từ trước đến nay vẫn chủ yếu chỉ làm nông nghiệp mang tính "tự cấp, tự túc", năng suất, hiệu quả lao động và các khoản thu được để lập các quỹ theo quy định là thấp, Nhà nước vẫn phải đầu tư khoản ngân sách lớn cho các trại giam. Điều này đã hạn chế rất lớn tới các mục tiêu đặt ra trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Thời gian qua, các trại giam đã liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân.
Hoạt động của các cơ sở lao động, dạy nghề phải trong phạm vi quản lý của trại giam, có quy định về thiết kế mẫu của các trại giam đảm bảo giam giữ, đảm bảo an ninh, an toàn.
Tại một số địa bàn có tình hình an ninh trật tự tốt và được chính quyền địa phương đồng ý, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm, cho phép các trại giam được tổ chức "Khu sản xuất" và được liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tổ chức các "Điểm lao động" ngoài trại giam.
Có ý kiến lo ngại, tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam sẽ phát sinh phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án, gây tâm lý lo lắng cho nhân dân ở khu vực phạm nhân lao động...
Theo Trung tướng Hồ Thanh Đình, Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an, quan điểm xuyên suốt của Bộ luôn coi lao động là một trong những biện pháp bắt buộc để cải tạo phạm nhân. Nhưng vì điều kiện cơ sở vật chất của các trại giam, trại tạm giam còn nhiều khó khăn nên việc tổ chức dạy nghề và lao động cho phạm nhân còn hạn chế.
Vì thế khi pháp luật cho phép các trại giam được liên kết với các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất để đưa phạm nhân ra ngoài lao động, nhiều phạm nhân từ chỗ không có nghề nghiệp thì chỉ sau một thời gian ngắn đã được học nghề, được lao động thực hành tại các cơ sở sản xuất. Đây chính là cách nhanh nhất, giúp các phạm nhân sau khi mãn hạn tù, trở về với gia đình, có thể tìm được việc làm và tái hoà nhập cộng đồng.
Khi đi lao động, phạm nhân được biên chế thành tổ đội và quản lý, thực hiện chế độ như trong khu vực trại giam. Các quy định về quản lý giam giữ như điểm danh, kiểm diện, gặp gỡ, tiếp xúc, thăm thân đều phải tuân thủ theo quy định của trại giam.
Khi đưa phạm nhân ra ngoài lao động, các đơn vị đều phải tuân thủ các tiêu chí, tiêu chuẩn để chọn lọc những phạm nhân có đủ điều kiện, đồng thời, gắn trách nhiệm đối với giám thị, cán bộ vào việc quản lý phạm nhân lao động ngoài trại giam. Những phạm nhân được lựa chọn thường là những người chấp hành nội quy trại giam tốt và gần hết thời gian cải tạo. Bên cạnh công tác giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp, thì việc đưa những phạm nhân này ra ngoài lao động sẽ là sự chuẩn bị rất thiết thực cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng sắp tới của phạm nhân.
Mặt khác, nếu phát huy tốt sự kết hợp này, hàng chục ngàn lao động sẽ được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tạo ra của cải vật chất, góp phần xây dựng lại các cơ sở giam giữ, trại giam, nâng cao điều kiện ăn ở cho chính các phạm nhân.
Tổng kết cho thấy, việc cho phạm nhân ra ngoài trại giam lao động sản xuất đã phần nào giúp giảm tải áp lực của trại giam, giảm áp lực tạo việc làm cho phạm nhân trong trại, góp phần giảm đầu tư của nhà nước cho trại giam.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn), việc tổ chức cho phạm nhân lao động không chỉ cải tạo họ mà còn nhằm mục đích giúp họ tái hoà nhập cộng đồng sau này. "Trong thực tế các trại giam miền Bắc và miền Trung diện tích rất chật hẹp, nếu làm nông nghiệp thì không có đất để sản xuất, còn những ngành nghề khác thì ngân sách rất khó khăn, khó có thể đầu tư nhà xưởng, máy móc đáp ứng yêu cầu", bà Thuỷ nói.
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Thuỵ Sỹ cũng cho phép các trại giam kết hợp với doanh nghiệp đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam. Thậm chí có nước còn coi đây là biện pháp giúp phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng và là trách nhiệm của các trại giam.
Hoàng Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng về các tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…
(Thanh tra) - Sáng 14/12, tại thành phố Ninh Bình, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức Lễ ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trung Hà
16:29 14/12/2024Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý