Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử phạt hơn 19,3 tỷ đồng vi phạm an toàn thực phẩm

Thứ ba, 24/04/2018 - 22:22

(Thanh tra)- Đó là thông tin được chia sẻ tại cuộc họp cung cấp về tình hình an toàn thực phẩm với báo chí do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức chiều 24/4, tại Hà Nội.

Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm tại nhiều địa phương

Báo cáo của Cục An toàn thực phẩm cho thấy, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh kiểm tra hậu kiểm gần 159.000 cơ sở sản xuất/kinh doanh thực phẩm từ trung ương đến xã, phường. Tổng số cơ sở vi phạm là 31.138 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 19,3 tỷ đồng.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động 72 cơ sở; đình chỉ lưu hành 228 loại thực phẩm; số cơ sở có nhãn phải khắc phục là 231 cơ sở; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 1.482 cơ sở; tiêu hủy 1.590 loại thực phẩm do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...).

Riêng tại Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng đã ban hành 15 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 15 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (5 cơ sở vi phạm từ 2 hành vi trở lên), tổng số tiền phạt hơn 934 triệu đồng.

Ngoài xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu tạm dừng lưu thông 8 lô sản phẩm vi phạm, tiêu hủy 2 lô sản phẩm vi phạm về chất lượng, chuyển 6 vụ việc sang cơ quan điều tra. Chuyển 2 trường hợp vi phạm về quảng cáo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), giám sát thu hồi và tiêu hủy 22 loại sản phẩm với gần 102 tấn sản phẩm của 4 cơ sở nhập khẩu sản phẩm sữa nghi nhiễm khuẩn theo cảnh bảo của Infosan.

Đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Tại buổi họp báo, trả lời báo chí về những vụ việc xảy ra gần đây như phế phẩm cà phê nhuộm pin, sản phẩm Vinaca giả thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, cần thiết phải xử lý nghiêm những vụ việc này bởi theo quy định mới, doanh nghiệp chỉ cần tự công bố chất lượng đã được đưa ra thị trường. Các doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng thực hiện hậu kiểm, phát hiện sai phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

“Thời gian tới công tác hậu kiểm cũng sẽ được tăng cường, tập trung vào nhóm thực phẩm nhập khẩu (thuộc đối tượng miễn kiểm tra Nhà nước), phát hiện vi phạm sẽ thu hồi, tiêu hủy và công bố vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”, ông Phong nhấn mạnh.

Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về triển khai Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương triển khai tháng cao điểm về an toàn thực phẩm từ 15/4 - 15/5/2018, trong đó 6 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương có sự phối hợp của lực lượng Công an, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trọng điểm; các địa phương triển khai thanh tra, kiểm tra ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện và xã).

Triển khai tháng cao điểm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương nêu trên, một số vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm được đưa ra ánh sáng, đang được các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương xử lý nghiêm.

Cục An toàn thực phẩm đang theo dõi chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của Trung ương trên phạm vi cả nước, kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 sẽ được tổng hợp, công bố công khai theo quy định.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm