Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trung Trần
Thứ tư, 27/04/2022 - 09:27
(Thanh tra) - “Hiện nay vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500.000 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT”.
Phát triển BHYT cho người cao tuổi là một chủ trương lớn của nước ta. Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam mới đây.
BHYT: Điểm tựa vững chắc cho người cao tuổi
Phát triển BHYT cho người cao tuổi là một chủ trương lớn của nước ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung mở rộng độ bao phủ BHYT đối với người cao tuổi. Với các chính sách hỗ trợ để người cao tuổi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có thể nói BHYT đang là điểm tựa vững chắc cho người cao tuổi chăm lo sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.
Tại buổi làm việc với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, qua thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật và chính sách pháp luật về người cao tuổi ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, đi vào cuộc sống tốt hơn.
“Mức trợ cấp cho người cao tuổi nâng lên từ 90.000 đồng/tháng nay là 360.000 đồng/tháng. Một số đối tượng mức trợ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng. Có nhiều mô hình chăm sóc người cao tuổi rất tốt cả về công lập và ngoài công lập”, ông Dung nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dung, cần nhìn nhận người cao tuổi ở cả 3 vấn đề: Bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Bởi hiện nay, xu hướng già hóa dân số rất nhanh, và Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Về những giải pháp trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, cần sớm tổng kết và sửa đổi pháp luật để hệ thống pháp luật đồng bộ và đi vào cuộc sống hơn.
Dự kiến, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi Luật Người cao tuổi vào năm 2024 và nội dung sửa đổi tập trung vào những nội dung thiết yếu đặc biệt là rút ngắn độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội.
Trong lúc chưa sửa Luật có thể trình ngay vào Luật Bảo hiểm xã hội để thiết kế tầng thứ nhất bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, người già cần nhất là chăm sóc sức khỏe.
5% số người cao tuổi chưa có thẻ BHYT
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500.000 người chưa có thẻ BHYT. “Vì vậy, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT”, ông Dung lưu ý.
Để đạt được mục tiêu này, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam rất mong Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sớm sửa đổi Luật người cao tuổi; phối hợp để giải quyết 5% số người cao tuổi hiện nay chưa có thẻ BHYT để 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT…
Được biết, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 102/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí với các kiến nghị cụ thể của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Trong đó, đối với đề nghị tham gia xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi, Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trong quá trình xây dựng dự án, tập trung nghiên cứu điều chỉnh về các vấn đề mới, cấp thiết, sát với tình hình thực tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao một số bộ, ngành đề xuất hoàn thiện các chế độ, chính sách, pháp luật về người cao tuổi, trong đó có việc nghiên cứu hỗ trợ hợp lý đối với nhóm người cao tuổi chưa có BHYT.
Cùng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cho đến nay, tỷ lệ người cao tuổi tham gia BHYT ngày một tăng.
Cụ thể ,Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, BHXHViệt Nam đã cấp thẻ BHYT cho gần 13 triệu người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên.
Riêng năm 2019 - 2020, cả nước có thêm khoảng 1,1 triệu người dân tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó, đa số là người cao tuổi, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên.
Số lượng người cao tuổi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp thẻ BHYT đã tăng từ 8,8 triệu người năm 2016 lên đến 12,1 triệu người năm 2020. Việc người cao tuổi tham gia chính sách BHXH, nhất là BHXH tự nguyện sẽ tạo nền tảng an sinh xã hội lâu dài và bền vững.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật