Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Triển khai đồng bộ các biện pháp hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Phương Anh

Thứ bảy, 07/12/2024 - 17:12

(Thanh tra) - Nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động.

Nhằm giảm thểu, hạn chế tối ca các vụ ngộ độc thực phẩm, UBND TP Hà Nội khuyến khích người dân tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Ảnh: PV

Khuyến khích người dân tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩm

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

UBND TP Hà Nội yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác về an toàn thực phẩm các cấp; Kiện toàn đội điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm và tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra, xử trí ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Bên cạnh đó, triển khai các đợt cao điểm về truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Song song, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hội thi, sân khấu hoá về tìm hiểu các quy định của Luật An toàn thực phẩm; quy định chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại các bếp ăn tập thể trường học, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp.

UBND Thành phố cũng yêu cầu tăng cường phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định trong bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú ý đối với các nhóm thực phẩm do ngành quản lý. Trong đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm, UBND Thành phố yêu cầu, lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn là người chỉ đạo triển khai toàn diện, các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Không chủ quan, lơ là

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, thời gian qua, ngành Y tế các địa phương đang tích cực thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; kịp thời chấn chỉnh hạn chế, bất cập; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống…

Từ đầu năm 2024 đến nay, các địa phương trên địa bàn thành phố đều làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhà ăn tập thể, đối tượng theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc.

Để phòng, chống ngộ độc thực phẩm, từ đầu năm đến nay, các quận, huyện, thị xã đều thực hiện tốt các mô hình về an toàn thực phẩm; triển khai, chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin về việc tổ chức các bữa cỗ tập trung đông người, các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

Để hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống đường phố, ngành y tế, cơ quan chức năng các địa phương yêu cầu các cơ sở không được lơ là, chủ quan, cần thực hiện tốt quy định, quy trình chế biến thực phẩm, lưu mẫu, bảo đảm an toàn, chất lượng bữa ăn cho người dân. Các địa phương tăng cường phổ biến quy định mới về an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể; hướng dẫn phương pháp nhận diện nguyên liệu thực phẩm và thực hiện nghiêm túc các bước kiểm thực theo quy định. Lực lượng chức năng liên ngành của huyện thường xuyên tổ chức đợt kiểm tra đột xuất, kiên quyết xử lý các bếp ăn tập thể, các hàng quán kinh doanh ăn uống không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, để bảo đảm an toàn thực phẩm, các địa phương cần tổ chức tập huấn cho người tiêu dùng cách lựa chọn thực phẩm, nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn, cách xử lý khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, các cơ quan chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Bên cạnh đó, các địa phương cần làm tốt các mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức giám sát, phát hiện trường hợp ngộ độc thực phẩm để xử lý, điều trị kịp thời; phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố trong điều tra, xử lý sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn (nếu có); tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; yêu cầu các cơ sở công khai giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm, danh sách cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm... nhằm tạo nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác dân số đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Công tác dân số đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Phương Anh

21:31 10/12/2024
Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

(Thanh tra) - Theo các chuyên gia, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân, mặc dù cơ quan chức năng đã có chế tài xử phạt nhưng chưa đủ sức răn đe nên vẫn rất phức tạp.

Phương Anh

08:10 09/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm