Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ 15/9, tiêm vắc-xin sởi-rubella miễn phí cho 23 triệu trẻ

Thứ hai, 08/09/2014 - 08:42

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có buổi kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại tỉnh Thái Bình, đặc biệt quan tâm việc chuẩn bị cho chương trình tiêm miễn phí vắc-xin sởi-rubella cho 23 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi trên toàn quốc từ 15/9.

Tiêm vắc-xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (số 70 Nguyễn Chí Thanh). Ảnh: Ngọc Châu

Bà nói: “Không đặt nặng chỉ tiêu đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin cao mà đặt tính an toàn lên trên hết”.

Lãnh đạo ngành y tế Thái Bình cho biết, trong chương trình tiêm chủng miễn phí này có hơn 44.000 trẻ từ 1-14 tuổi sẽ được tiêm phòng. Để phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập cụm cấp cứu với 2 đội để ứng phó với các tai biến.

Tại buổi làm việc ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao công tác y tế dự phòng của Thái Bình, bà đề nghị: Các bác sĩ không chỉ dựa vào tờ khai của gia đình trẻ mà phải khám sàng lọc thật kỹ để loại trừ, không tiêm vắc-xin những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, dị ứng…”.

Chiến dịch tiêm chủng này sẽ được triển khai trước tại 4 huyện của 4 khu vực gồm: huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện Phú Vang (thành phố Huế) và huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) từ 15/9 đến 2/10.

Nguồn vắc-xin sử dụng cho chiến dịch tiêm chủng lần này do Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), UNICEF viện trợ, với kinh phí trên 36 triệu USD.

Vắc-xin do Ấn Độ sản xuất đã được Tổ chức Y tế Thế giới kiểm định và thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm (Bộ Y tế) đã kiểm định chất lượng 5 triệu liều vắc-xin.

Ông Phu cho biết: “Nơi nào chuẩn bị tốt mới cho tiêm, chứ không làm ồ ạt. Bộ Y tế đã tập huấn cho y tế các tỉnh, tuần này sẽ tập huấn cho hệ thống giáo dục và thành lập các đoàn giám sát tiêm”.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất

TS Phu cho biết, hầu như những ai chưa mắc sởi và chưa tiêm vắc-xin sởi thì đều dễ mắc bệnh. Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em các nước đang phát triển. 

Hiện cả 2 bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh là tiêm vắc-xin. Theo Bộ Y tế, sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên.

Bệnh rubella ở trẻ nhỏ thường nhẹ, ít biến chứng, nhưng hậu quả để lại với phụ nữ mang thai lại vô cùng nặng nề. Nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh và nhiều trẻ mắc đa dị tật). Có tới 70-90% số trường hợp mắc dị tật bẩm sinh.

Vắc-xin phối hợp sởi - rubella giúp bảo vệ đồng thời cho trẻ em khỏi mắc sởi - rubella và phòng hội chứng Rubella bẩm sinh. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 95%.

Như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi-rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

Tại nhiều nước, nhờ tiêm chủng vắc-xin rubella, bệnh rubella cũng như hội chứng rubella bẩm sinh đã giảm mạnh, ở nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, bệnh đã được loại trừ. Khoảng 5% trẻ được tiêm vắc-xin sởi-rubella có phản ứng nhẹ (sốt). 

Theo Thái Hà/TPO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm