Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ hai, 16/08/2021 - 22:14
(Thanh tra) - Ngày 16/8/2021, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID -19 tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Thanh Hóa. Ảnh: VT
Đưa ra các tình huống mắc COVID - 19 để đối phó
Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế trình bày báo cáo thực trạng thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 và năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh; dự kiến kịch bản các kịch bản xảy ra.
Với hệ thống máy xét nghiệm COVID-19 tại CDC Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, công suất xét nghiệm RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh tối đa 1.900 mẫu đơn/ngày (dự kiến 6 giờ/lần xét nghiệm); nếu gộp 5 mẫu, công suất khoảng 9.000 mẫu gộp/ngày; gộp 10 mẫu, công suất khoảng 18.000 mẫu/ngày.
Dự kiến, trong thời gian tới Sở Y tế sẽ bổ sung 1 hệ thống xét nghiệm RT-PCR cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc với công suất khoảng 400 mẫu đơn/ngày; tiếp nhận 2 hệ thống xét nghiệm RT-PCR (dự kiến cấp cho Bệnh viện Nhi Thanh Hoá và CDC Thanh Hoá); 1 máy tách chiết cấp cho CDC Thanh Hoá. Sau khi mua sắm bổ sung, năng lực xét nghiệm RT-PCR của Thanh Hoá sẽ lên khoảng 24.000 mẫu/ngày nếu gộp 10 mẫu.
Đối với công tác điều trị bệnh nhân COVID -19, Sở Y tế Thanh Hóa cũng đưa ra phương án khi có các tình huống mắc COVID -19. Phương án xác định rõ các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, chỉ đạo điều hành; ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài; công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch… đặc biệt là việc thiết lập mạng lưới cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong điều trị, thực hiện theo sơ đồ tháp 3 tầng: Tầng 1 nhóm bệnh nhân nhẹ; tầng 2 nhóm bệnh nhân vừa và tầng 3 nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Các đại biểu tham dự hội nghị đưa ra các tình huống sẽ xảy ra tại cơ sở điều trị nếu có ca mắc COVID -19, đồng thời chia sẻ những khó khăn mà bệnh viện tuyến huyện gặp phải, đa phần đều do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị.
Các đại biểu nhận định, việc nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19 là hết sức cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, phức tạp, khó đoán định; đồng thời khẳng định quyết tâm, đưa ra các phương án nhằm chủ động, sáng tạo và tích cực ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh COVD-19.
Tăng cường nguồn lực cho phòng chống dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID -19 tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tại Thanh Hoá, dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát.
Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn. Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn nữa, nâng cao hơn nữa mức độ phòng, chống dịch ở tất cả các khâu, các công việc; trong đó, việc nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID -19 phải được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các đơn vị đang vận hành hệ thống xét nghiệm RT-PCR, kể cả công lập và tư nhân, chủ động nghiên cứu, đầu tư để nâng công suất và năng lực xét nghiệm. Sở Y tế và CDC Thanh Hoá khẩn trương triển khai các công việc chuyên môn liên quan để sớm đưa hệ thống xét nghiệm RT-PCR vừa được đầu tư bổ sung đi vào hoạt động, đặc biệt là hệ thống máy xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc phải xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng để bố trí nhân lực, cơ sở vật chất đủ điều kiện để vận hành hệ thống.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế khẩn trương tham mưu để UBND tỉnh thành lập 3 tiểu ban chỉ đạo về công tác xét nghiệm, tiêm vắc xin và điều trị. Thành lập 150 tổ lấy mẫu xét nghiệm cơ động để điều động khi cần thiết; ban hành quy định, hướng dẫn quy trình hoạt động của cơ sở lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối ở tất cả các khâu trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.
Đối với công tác điều trị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các ngành chức năng, các bệnh viện, cơ sở y tế phải chuẩn bị tốt nhất phương án về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế khẩn trương xây dựng kịch bản, phương án, phác đồ điều trị tối ưu nhất. Tất cả các ngành, các địa phương, các bệnh viện phải cùng vào cuộc với tinh thần hết sức chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ” áp dụng từ cấp tỉnh đến cấp huyện, từ bệnh viện công lập đến bệnh viện tư nhân.
Các bệnh viện tiếp tục đảm bảo công tác khám chữa bệnh như bình thường, đồng thời chủ động xây dựng mô hình “bệnh viện COVID-19 trong bệnh viện” để không bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra. Chủ tịch UBDN tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các y bác sỹ, nhân viên y tế; bởi đây là lực lượng đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19.
Sau khi Tiểu ban Điều trị bệnh nhân COVID-19 được thành lập sẽ triển khai kịp thời kế hoạch điều trị, hướng dẫn điều trị cũng như điều phối nhân lực chi viện khi có yêu cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch cho đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế các cấp; tiếp tục quản lý tốt việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch; đồng thời kêu gọi, hướng dẫn các bệnh viện đẩy mạnh công tác xã hội hoá để tăng cường nguồn lực cho việc phòng chống dịch COVID-19. Mọi kịch bản được xây dựng đều sẽ chọn phương án tốt nhất cho người dân trong trường hợp bị nhiễm COVID-19 phải điều trị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…
Phương Anh
20:59 22/11/2024(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Phương Anh
20:58 22/11/2024Phương Anh
15:41 22/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Hương Giang
TK
Ngọc Giàu
PV
Thu Huyền
Thu Huyền
TK
Cảnh Nhật
Hương Giang