Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường giám sát thường xuyên tại cửa khẩu, cơ sở y tế và cộng đồng

Thứ năm, 16/02/2017 - 10:01

(Thanh tra) - Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh khu vực phía Bắc năm 2017 được tổ chức ngày 15/2, tại Hà Nội.

Hà Nội ra quân phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Ảnh: ĐV

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, năm 2016, cả nước ghi nhận 110.876 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 36 trường hợp tử vong. So với năm 2015, số ca mắc bệnh tăng 19% và tử vong giảm 18 trường hợp. Bệnh tay chân miệng ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong.

So với năm 2015, số trường hợp mắc giảm 19,3% và số trường hợp tử vong giảm 5 trường hợp. Bệnh do vi rút zika ghi nhận 219 trường hợp (năm 2016) và 13 trường hợp (năm 2017). Các trường hợp nhiễm vi rút zika chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và có 1 trường hợp đầu nhỏ tại Đắk Lắk nghi ngờ liên quan…

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới như cúm gia cầm, Ebola, MERS-CoV… đang diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó, do sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động mạnh mẽ giữa các khu vực khiến mầm bệnh có thể dễ dàng bị phát tán, trở thành nguy cơ đối với cả những quốc gia vẫn đang ngoài vùng dịch. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn thì dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

Tại Việt Nam, một số bệnh dịch lưu hành như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, zika, dại, liên cầu lợn, viêm não vi rút... vẫn là thách thức lớn đối với việc giảm số mắc và tử vong. "Kể cả với các bệnh có vắc xin phòng bệnh vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh. Không loại trừ khả năng có thể xảy ra các ổ dịch tại “vùng lõm” có tỉ lệ tiêm chủng chưa cao và không quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Ngoài ra, hiện nay một số các bệnh ít được người dân quan tâm như: Ký sinh trùng, viêm gan vi rút… vẫn ghi nhận, song chưa được quan tâm đầu tư", ông Phu cảnh báo.

Theo ông Phu, để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, năm 2017, ngành Y tế cần tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát thường xuyên tại cửa khẩu, cơ sở y tế và cộng đồng. Đảm bảo phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên, báo cáo kịp thời; triển khai giám sát trọng điểm bệnh cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản, zika…; bên cạnh đó, chú trọng đến công tác tập huấn kỹ năng giám sát phát hiện, chẩn đoán một số bệnh.

Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh (EOC) tại Bộ Y tế, Viện Pasteur. Xây dựng thêm các Văn phòng EOC tại một số tỉnh, tổ chức đánh giá nguy cơ một số dịch bệnh mới, kiện toàn đội cơ động đáp ứng nhanh tại tất cả các tuyến. Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2016 - 2020. Duy trì và nâng cao tỉ lệ tiêm chủng đạt trên hoặc bằng 95% quy mô huyện, đảm bảo trên 90% quy mô xã phường, không để thông bản trắng về tiêm chủng…

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm