Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tai biến sau tiêm vắc xin được đền bù như thế nào?

Thứ bảy, 22/08/2015 - 06:59

(Thanh tra)- Bộ Y tế đang Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng nhằm đổi mới công tác tiêm chủng hiện nay. Dự thảo gồm 5 chương, 37 điều.

Các trường hợp phản ứng vắc xin khi tiêm chủng phải xác định được nguyên nhân là do vắc xin mới được đền bù. Ảnh: Phương Anh

Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định cụ thể về quản lý hoạt động tiêm chủng, trong đó có quy định về bồi thường cho người bị tai biến nặng hoặc thân nhân người bị tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin bắt buộc.

Các trường hợp phản ứng vắc xin khi tiêm chủng phải xác định được nguyên nhân là do vắc xin mới được đền bù. Các trường hợp tiêm nhầm vắc xin, tiêm nước cất... như từng xảy ra hay các sự việc tương tự nhưng không gây hậu quả sẽ không được bồi thường.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, việc bồi thường cho các tai biến tiêm chủng không phải là mới, đã được quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực từ năm 2008. Dự thảo Nghị định về hoạt động tiêm chủng mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến là nhằm mục địch làm rõ, chi tiết hơn về việc bồi thường tai biến do tiêm chủng như thế nào.

Dự thảo đưa ra cụ thể những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng do nguyên nhân sai sót trong thực hành tiêm chủng hoặc do vắc xin được Nhà nước bồi thường bao gồm: Người được tiêm chủng bị tai biến nặng bắt buộc phải cấp cứu, điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật. Người được tiêm chủng bị tử vong.

Các mức độ bồi thường cũng được nêu rõ. Với trường hợp người được tiêm chủng bị tai biến nặng có bảo hiểm y tế (BHYT), việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT. Trường hợp người được tiêm chủng bị tai biến nặng không có thẻ BHYT; trường hợp người được tiêm chủng bị tai biến nặng đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập.

Trong trường hợp người được tiêm chủng bị tai biến nặng phải sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của BHYT hoặc ngoài phạm vi thanh toán của BHYT thì được thanh toán theo hoá đơn (mức tối đa không quá khung giá dịch vụ do liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định).

Trường hợp người được tiêm chủng bị tai biến nặng phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người bị tai biến nặng có thẻ BHYT thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng quy định chi tiết việc bồi thường khi xảy ra tai biến gây thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút sau tiêm vắc xin; thiệt hại do để lại di chứng; thiệt hại đến tính mạng. Trong đó, với trường hợp người được tiêm chủng bị thiệt hại đến tính mạng được hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh xác định nguyên nhân tử vong do vắc xin, sai sót thực hành tiêm chủng được bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại... Mức bù đắp tổn thất về tinh thần bằng 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm