Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sở Y tế Hải Dương cấp chứng chỉ hành nghề có đúng quy định?

Lê Phương

Thứ tư, 22/07/2020 - 07:02

(Thanh tra) - Đây là câu hỏi không ít bạn đọc thắc mắc thời gian qua đối với 3 trường hợp làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (Hải Dương) được Sở Y tế Hải Dương cấp chứng chỉ hành nghề trong các năm 2015 - 2016.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của các cá nhân. Ảnh: LP

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, đại diện Sở Y tế Hải Dương cho biết, việc Sở cấp chứng chỉ hành nghề cho 3 người làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình gồm các ông (bà) Phạm Hải Dương, Tống Thùy Liên và Nguyễn Đức Hùng là đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đại diện Sở Y tế Hải Dương, căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Công văn số 1806/BYT-TCCB ngày 30/3/2010 của Bộ Y tế, Sở Y tế Hải Dương đã cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 0008850/HD-CCHN ngày 12/10/2015 cho ông Phạm Hải Dương với văn bằng bác sỹ và phạm vi chuyên môn: Khám bệnh, chữa bệnh nội khoa, siêu âm là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Ông Dương có bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa chuyên ngành y học lâm sàng Đông Tây y kết hợp do Học viện Trung y Quảng Tây (Trung Quốc) cấp năm 2009, thời gian đào tạo 5 năm (9/2004 - 7/2009), được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục - Đào tạo) công nhận là bằng đại học.

Khi về nước, ông Dương học định hướng chuyên ngành nội khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội, thời gian đào tạo 12 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2014). Ngày 27/11, được Trường Đại học Y Hà Nội cấp chứng chỉ chuyên khoa nội.

Văn bản số 1806/BYT-TCCB ngày 30/3/2010 của Bộ Y tế về việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học y, dược ở Trung Quốc làm việc trong các đơn vị công lập nêu rõ, đối tượng là sinh viên tốt nghiệp đại học y ở Trung Quốc được dự tuyển ngạch bác sỹ cần được đào tạo bổ sung chuyên khoa định hướng tối thiểu 1 năm trước khi dự thi viên chức.

Như vậy, sau khi học định hướng chuyên ngành nội khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội được cấp chứng chỉ định hướng chuyên khoa nội ngày 27/11/2014, ông Dương tiếp tục học siêu âm ổ bụng, được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cấp chứng chỉ, thời gian học 6 tháng (từ ngày 20/5/2013- 20/11/2013).  Tiếp đó, học siêu âm tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, thời gian học 3 tháng (từ ngày 11/8/2014 đến ngày 7/11/2014) và được tuyển dụng vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình ngạch bác sỹ theo giấy xác nhận quá trình thực hành của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình: Xác nhận ông Phạm Hải Dương văn bằng chuyên môn là bác sỹ chuyên ngành nội khoa đã thực hành tại Khoa Nội, thời gian thực hành từ ngày 7/7/2010 đến ngày Bệnh viện ký xác nhận là 16/9/2015 với năng lực chuyên môn là khám, chữa bệnh chuyên ngành nội, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng.

Trường hợp thứ 2 là bà Tống Thùy Liên. Bà Liên có bằng Cử nhân Y khoa do Học viện Trung Y Quảng Tây (Trung Quốc) cấp năm 2009, chuyên ngành châm cứu và massage, được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục - Đào tạo) công nhận là bằng đại học.

Sau đó bà Tống Thùy Liên học định hướng chuyên khoa y học cổ truyền 1 năm và 6 tháng định hướng chuyên khoa, chuyên ngành phục hồi chức năng do Trường Đại học Y Hà Nội cấp tháng 4/2016. Bà Tống Thùy Liên đã có quá trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng liên tục trên 5 năm (từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2016) tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình theo giấy xác nhận quá trình thực hành của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cấp cho bà Tống Thùy Liên.

Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Công văn số 6705/BYT-KCB ngày 04/10/2012 của Bộ Y tế về việc giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Công nhận bác sỹ được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 ít nhất 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có 3 năm thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa.

Như vậy, bà Tống Thùy Liên đã đáp ứng đầy đủ các quy định nên Sở Y tế Hải Dương đã cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 0005603/HD-CCHN ngày 27/9/2016 với văn bằng bác sỹ và phạm vi chuyên môn: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phục hồi chức năng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Còn đối với trường hợp của ông Nguyễn Đức Hùng, theo Sở Y tế Hải Dương, ông Hùng có bằng tốt nghiệp Đại học Y học lâm sàng Đông Tây Y do Trường Đại học Y học cổ truyền Quảng Tây (Trung Quốc) cấp năm 2012 và được Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục - Đào tạo) công nhận là Bằng tốt nghiệp đại học.

Trở về Việt Nam, ông Hùng tiếp tục học định hướng chuyên ngành nội khoa 1 năm và được Trường Đại học Y Hà Nội cấp chứng chỉ tháng 12/2015. Sau đó, ông Hùng làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, được Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cấp giấy xác nhận thực hành ngày 8/6/2016 là bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh nội khoa.

Do vậy, căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế Hải Dương đã cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 0006712/HD-CCHN ngày 5/7/2016 cho ông Nguyễn Đức Hùng với văn bằng bác sỹ và phạm vi chuyên môn: Khám bệnh, chữa bệnh nội khoa là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Đại diện Sở Y tế Hải Dương cũng khẳng định, Sở đã căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bằng, chứng chỉ do người có đơn đề nghị để cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định. Không có chuyện khuất tất trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cho 3 cá nhân hành nghề tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình như đã nêu ở trên.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm