Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 23/07/2021 - 09:32
(Thanh tra)- Sáng 23/7, Bộ Y tế cho biết có 3.898 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong nước, trong đó có 191 ca trong cộng đồng. Tính đến sáng ngày 23/7, Việt Nam có tổng 78.269 ca mắc.
Đến sáng ngày 23/7, Việt Nam có tổng 78.269 ca mắc. Ảnh: BYT
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (3.302), Long An (223), Đà Nẵng (47), Bình Dương (37), Tiền Giang (37), Tây Ninh (36), Đồng Nai (33), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (23), Bến Tre (20), Ninh Thuận (19), Phú Yên (15), Hà Nội (14), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Cần Thơ (10), Trà Vinh (9), Đắk Lắk (4), Quảng Nam (1), Lai Châu (1).
Lai Châu kể từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên ghi nhận có ca mắc mới tại cộng đồng trong giai đoạn này. Đây là ca bệnh có tiền sử về từ TP. Hồ Chí Minh.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 74.570 ca, trong đó có 10.647 BN đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 13.421 ca. Số BN nặng đang điều trị ICU: 131 ca. Số BN nguy kịch đang điều trị ECMO: 17 ca. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.905.725 xét nghiệm cho 13.572.520 lượt người.
Trong ngày 22/7 có 43.720 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.411.659 liều.
Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh COVID-19 kịp thời, Bộ Y tế dự kiến lập gần 30 trung tâm hồi sức tích cực của vùng và 5 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia đặt tại các bệnh viện: Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy và Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 TP. Hồ Chí Minh, mỗi trung tâm có 500-1.000 giường bệnh.
Bộ Y tế có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương phối hợp chỉ đạo thực hiện thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại các địa điểm như khu ký túc xá, trường học, sân vận động... với các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân và thuốc thiết yếu.
Ngày 22/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký công văn hoả tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng. Để có thêm nguồn lực, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn cần rà soát, củng cố lại các điều kiện về nhân lực, thuốc, thiết bị y tế, cơ sở vật chất để phòng chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, không để lây nhiễm chéo tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Bộ Y tế cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch và sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…
Phương Anh
20:59 22/11/2024(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Phương Anh
20:58 22/11/2024Phương Anh
15:41 22/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh