Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 06/11/2016 - 06:59
(Thanh tra)- Ngày 5/11, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch bệnh do vi rút Zika vẫn diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam, Zika đã trở thành bệnh lưu hành. Nguy cơ dịch có thể tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc mới và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hiện đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp nhiễm Zika, trong đó có 12 quốc gia ghi nhận trường hợp nhiễm từ người sang người như: Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha,…
Tại các nước khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika tại 7/10 quốc gia, đặc biệt tại một số nước như Singapore (442 ca nhiễm), Thái Lan (trên 200 ca nhiễm), Philippines, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia; các trường hợp mắc chủ yếu mang tính đơn lẻ không bùng phát thành dịch lớn. WHO cảnh báo dịch Zika đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.
Tại Việt Nam, Zika đã trở thành bệnh lưu hành, tính đến ngày 5/11/2016, đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (29), Đắk Lắk (02), Bình Dương (02), Khánh Hòa (01), Phú Yên (01) và Long An (01). Số lượng nhiễm Zika tại TP.Hồ Chí Minh tăng lên trong thời gian qua do ngành y tế đang tăng cường giám sát dịch tại đây. Trong quá trình giám sát, các bệnh nhân nhiễm Zika hầu hết đều có triệu chứng rất nhẹ nên không phải tất cả mọi trường hợp đều đến bệnh viện khám.
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc mới và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Vấn đề được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống dịch Zika là đảm bảo sức khỏe của thai phụ, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc chứng đầu nhỏ do vi rút Zika. Vừa qua đã phát hiện trường hợp trẻ mắc dị tật đầu nhỏ mới nhất ở Đắk Lắk, nên trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, mặc dù biểu hiện bệnh của người nhiễm virút Zika đều nhẹ, nhưng trường hợp người nhiễm bệnh là phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì 1-10% sẽ sinh ra con bị dị tật đầu nhỏ.
Trước tình hình dịch bệnh được xác định đã lưu hành tại nước ta, vấn đề dự phòng để hạn chế lây lan là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai.
Để chủ động phòng, chống bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có một trong các biểu hiện nghi ngờ của bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Chủ động phòng, chống muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng). Phụ nữ chậm kinh 7-10 ngày nên chủ động đi khám thai và siêu âm thai ngay để đánh giá sức khỏe, xác định thai và được tư vấn hẹn lịch khám chi tiết. Phụ nữ có thai nên siêu âm 3 lần trong thời gian mang thai: 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh